• .
adsads
Lượt Xem 841

Trên hành trình sự nghiệp, chúng ta luôn hướng đến việc tạo nên thành tựu, tiếng vang bởi thành tựu càng lớn, tiếng vang càng xa, ta càng cảm thấy tự hào. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể dễ dàng chạm tới đỉnh thành công trong sự nghiệp. Vậy đâu sẽ là công thức để tạo nên tiếng vang cho sự nghiệp?

Tập cuối trong chuỗi video “Cột Mốc” này sẽ gợi ý cho bạn cách để chạm tay đến những thành tựu, tuy là vẫn phải đối mặt với những khó khăn, trải qua những chông gai, nhưng rồi một khi thành quả được nhận lại thì bạn sẽ cảm thấy rất tuyệt vời. 

Thành tựu tạo nên từ nỗi đau

Ở tập cuối cùng này, chúng ta sẽ được lắng nghe hành trình tạo nên giấc mơ của chị Chu Thị Ngọc Hạnh – Giám đốc tài chính tại Navigos Group dưới sự dẫn dắt của host Thái Vân Linh. Cũng như bao người đi làm khác, hành trình sự nghiệp của chị Hạnh bắt đầu từ những nỗi đau khi phải đối diện với những thách thức, khó khăn và kèm theo đó là nỗi trăn trở về sự đổi mới, cải tiến hiệu suất công việc trong từng ngày, từng giờ.

Tuy nhiên hiểu được rằng những khó khăn ấy sẽ không khiến chị gục ngã, ngược lại chúng như một thử thách giúp chị rèn luyện sự kiên trì và mạnh mẽ trong mọi vấn đề. Từ đó, chị luôn nhen nhóm những ý tưởng mà theo chị, để chạm tay đến những giấc mơ trong sự nghiệp, chị Hạnh luôn tâm niệm bản thân mình phải tìm được giải pháp cho các vấn đề, dù đó là vấn đề của bản thân hay là của doanh nghiệp. Vì chỉ khi ta giải quyết được khó khăn thì khi ấy hành trình đến với các thành tựu to lớn mới suôn sẻ hơn.

Công thức tạo nên thành tựu trong sự nghiệp từ nguyên liệu “ước mơ”

Đơn giản nhất, nói về quy trình “khép kín” tạo nên thành tựu liên tiếp trong sự nghiệp của chị Hạnh bằng 4 bước: Vẽ uớc mơ → Chuẩn bị → Tạo sức mạnh → Hiện thực hóa.

Để giải quyết khó khăn, bước đầu tiên chị Hạnh sẽ nghĩ về giấc mơ mà một khi khó khăn không còn thì bản thân chị sẽ được những gì. Theo chị thì việc mơ về những điều tốt đẹp, cũng như “ quả ngọt” mình sẽ nhận được sau khi vượt qua khó khăn, sẽ là nguồn động lực to lớn để chị có thể bắt tay vào việc đối diện với thách thức.

Khi đã vẽ nên giấc mơ trong tâm trí, chị Hạnh sẽ cùng đồng đội bắt tay vào hiện thực hóa giấc mơ đó. Thông qua những bước như tự mày mò và nghiên cứu để tìm ra cách thức cũng như giải pháp hiệu quả nhất. Chị sẽ hỏi thêm ý kiến từ các chuyên gia, những người có chuyên môn hoặc đơn giản là mọi người xung quanh để có được ý kiến khách quan cũng như có thể đánh giá tính khả thi khi thực hiện. Cuối cùng là chị Hạnh sẽ tạo sức ảnh hưởng lên đội nhóm của mình, bởi vì chỉ khi cả nhóm có cùng chung mục tiêu và ý chí, thì khi đó sức mạnh đồng đội sẽ được tăng cao và các khó khăn có thể dễ dàng được giải quyết hơn.

Tư duy công nghệ thay đổi góc nhìn sự nghiệp

Một nhận định rất thú vị mà chị Hạnh áp dụng vào công việc của mình, chính là việc áp dụng “tư duy công nghệ”. Với chị, công nghệ đã thay thế và tác động rất lớn đến sự nghiệp đa ngành, trong đó có cả ngành kế toán tài chính, công nghệ cũng đã tạo ra thêm những công việc mới. Đặc biệt là khi thời đại cách mạng công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, thì cách mạng 5.0 cũng đang nhen nhóm sự bùng nổ trong tương lai gần.

Như chị chia sẻ, việc ứng dụng tư duy công nghệ cũng góp phần kiến tạo nên thành tựu cho chị Hạnh cũng như đội nhóm. Học hỏi về công nghệ không chỉ là cách để bản thân mỗi người có thể phát triển sự nghiệp, mà còn là phương thức để tồn tại trong thời đại này.

Một nhân viên kế toán hay bất cứ một ngành nghề truyền thống nào khác cũng cần dung dưỡng thêm tư duy công nghệ, điều mà chúng ta có thể cảm thấy đối lập ở bước đầu, nhưng đó sẽ luôn là bài học quý giá áp dụng vào cải tiến công việc không ngừng của bất kỳ một hành trình sự nghiệp nào.

Tổng kết

Khép lại chuỗi video Cột Mốc, với những chia sẻ từ chị Chu Thị Ngọc Hạnh – Finance Director tại Navigos Group, khán giả sẽ được thấy một góc nhìn mới hơn trong việc đối mặt với những trắc trở trên hành trình sự nghiệp của mình. Thông qua những câu chuyện thực tế và bài học cụ thể, ta biết thêm 1 công thức vừa đủ “hoàn hảo” để tạo nên thành công, chính là “thử-sai-sửa”, nếu ta không khám phá những điều mới mẻ, làm mới mình bằng những phép thử, vượt qua sai sót và làm lại thì ta sẽ cứ mãi giậm chân tại chỗ trong chính vùng an toàn của bản thân.

Đó cũng là những bài học kinh nghiệm thực tế có thể giúp bạn đạt được đến cột mốc cao nhất của sự nghiệp – Cột Mốc Thành Công. Cùng đón xem tập cuối cùng của chuỗi video Cột Mốc để hiểu rõ hơn bạn nhé!

Hành trình “Cột Mốc” cũng sắp sửa khép lại, 4 dấu ấn đáng nhớ trong hành trình sự nghiệp với hàng trăm, hàng vạn bài học bổ ích và không bao giờ phí đến từ chia sẻ của 4 chị khách mời. 

adsads

Bài Viết Liên Quan

Làm thế nào để giải quyết khó khăn trong công việc?

Đời người đi làm, ai mà chẳng ít nhất một lần đối diện với những khó khăn trong công việc. Mỗi một khó khăn, thách thức đến với bạn trên hành trình sự nghiệp đều nên được xem như là một Cột Mốc đáng nhớ. Điều quan trọng là thái độ của bạn khi đứng trước mỗi một Cột Mốc này như thế nào? Can đảm đối diện với nó hay là chùn bước tìm cách thoái lui?

Làm thế nào để chuyển việc, đổi ngành một cách chuyên nghiệp?

Trên hành trình sự nghiệp của mình, có những lúc bạn phải đối mặt với nhiều “ngã rẽ” và buộc phải đưa ra quyết định sáng suốt nhất cho bản thân. Những “ngã rẽ” ấy chính là khi bạn phải đứng trước lựa chọn tiếp tục ở lại với công việc cũ, hay là rời đi để tìm kiếm một chân trời mới phù hợp với mình hơn.

Thiết lập Cột Mốc trong sự nghiệp - Thành hay bại dựa cả vào đây

Bạn đang hướng đến Cột Mốc nào trong sự nghiệp? Khi nhìn lại dữ liệu đã qua, Cột Mốc nào đã để lại dấu ấn với bạn nhất? Sự nghiệp là một hành trình dài và sẽ thật tuyệt khi bạn hiểu rõ nơi mình muốn đến và làm thế nào để đến đó. Theo bạn, Cột Mốc và số năm đi làm có giống nhau?

Chiến lược để thành công trong công việc đầu tiên

Công việc đầu tiên trong sự nghiệp là một cột mốc đáng nhớ và quan trọng trong cuộc đời đi làm của bất kỳ ai. Đây không chỉ là cơ hội để chứng tỏ năng lực và tận dụng những kiến thức đã học, mà còn là dịp để xây dựng những cơ sở vững chắc cho sự thành công trong tương lai.

shutterstock 1282495597 1

Cấp trên nên làm gì khi các nhân viên đều muốn nghỉ việc?

Sự kiện “Đại thôi việc” xảy ra vào 2021 đã dấy lên mối quan tâm trong thị trường lao động nhất là khi số lượng người Mỹ thôi việc ngày càng cao. Bộ Lao động Hoa kỳ đã báo cáo con số thôi việc cao kỉ lục vào tháng 11 vừa qua. Theo một nghiên cứu của PwC năm ngoái, 65% nhân viên đang tìm kiếm một công việc mới. Đây là cơ hội tuyệt vời cho những nhân viên còn ở lại muốn thương lượng tăng lương hoặc thăng chức. Nhưng nếu bạn là sếp thì sao?

Bài Viết Liên Quan

Làm thế nào để giải quyết khó khăn trong công việc?

Đời người đi làm, ai mà chẳng ít nhất một lần đối diện với những khó khăn trong công việc. Mỗi một khó khăn, thách thức đến với bạn trên hành trình sự nghiệp đều nên được xem như là một Cột Mốc đáng nhớ. Điều quan trọng là thái độ của bạn khi đứng trước mỗi một Cột Mốc này như thế nào? Can đảm đối diện với nó hay là chùn bước tìm cách thoái lui?

Làm thế nào để chuyển việc, đổi ngành một cách chuyên nghiệp?

Trên hành trình sự nghiệp của mình, có những lúc bạn phải đối mặt với nhiều “ngã rẽ” và buộc phải đưa ra quyết định sáng suốt nhất cho bản thân. Những “ngã rẽ” ấy chính là khi bạn phải đứng trước lựa chọn tiếp tục ở lại với công việc cũ, hay là rời đi để tìm kiếm một chân trời mới phù hợp với mình hơn.

Thiết lập Cột Mốc trong sự nghiệp - Thành hay bại dựa cả vào đây

Bạn đang hướng đến Cột Mốc nào trong sự nghiệp? Khi nhìn lại dữ liệu đã qua, Cột Mốc nào đã để lại dấu ấn với bạn nhất? Sự nghiệp là một hành trình dài và sẽ thật tuyệt khi bạn hiểu rõ nơi mình muốn đến và làm thế nào để đến đó. Theo bạn, Cột Mốc và số năm đi làm có giống nhau?

Chiến lược để thành công trong công việc đầu tiên

Công việc đầu tiên trong sự nghiệp là một cột mốc đáng nhớ và quan trọng trong cuộc đời đi làm của bất kỳ ai. Đây không chỉ là cơ hội để chứng tỏ năng lực và tận dụng những kiến thức đã học, mà còn là dịp để xây dựng những cơ sở vững chắc cho sự thành công trong tương lai.

shutterstock 1282495597 1

Cấp trên nên làm gì khi các nhân viên đều muốn nghỉ việc?

Sự kiện “Đại thôi việc” xảy ra vào 2021 đã dấy lên mối quan tâm trong thị trường lao động nhất là khi số lượng người Mỹ thôi việc ngày càng cao. Bộ Lao động Hoa kỳ đã báo cáo con số thôi việc cao kỉ lục vào tháng 11 vừa qua. Theo một nghiên cứu của PwC năm ngoái, 65% nhân viên đang tìm kiếm một công việc mới. Đây là cơ hội tuyệt vời cho những nhân viên còn ở lại muốn thương lượng tăng lương hoặc thăng chức. Nhưng nếu bạn là sếp thì sao?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers