adsads
Lượt Xem 2 K

Nếu không biết cách xử lý khéo léo, bạn có thể bị nhà tuyển dụng “đánh rớt” chỉ vì câu trả lời về điểm yếu của bản thân. 

Những tình huống nhà tuyển dụng “bắt bài” điểm yếu của ứng viên

Trong quá trình phỏng vấn, việc nhà tuyển dụng “bắt bài” ứng viên là điều không hiếm gặp. Đặc biệt là đối với những câu hỏi về điểm yếu, nhiều ứng viên thường vô ý mắc vào những tình huống gây ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng. 

Business, job interview concept.

Tình huống 1: Trả lời điểm yếu nhưng giống như điểm mạnh

Có nhiều ứng viên, đặc biệt là các bạn trẻ thường có xu hướng trình bày điểm yếu của mình như là điểm mạnh. Điển hình nhất là những mẫu câu trả lời rằng bản thân quá cầu toàn hoặc quá chú trọng đến tiểu tiết. Những ứng viên trả lời như mẫu này thường nghĩ rằng đây là một dạng điểm yếu nhẹ nhàng và sẽ không gây ấn tượng tiêu cực với nhà tuyển dụng. 

Tuy nhiên, những nhà tuyển dụng giàu kinh nghiệm có thể dễ dàng nhận ra đây là một cách để bạn tránh nói về điểm yếu thật sự của bản thân. Đối với nhiều người, các tính cách như cầu toàn, chú trọng đến tiểu tiết, v.v. có thể được xem như là điểm mạnh. Vì thế những câu trả lời như thế dễ khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn không trung thực hoặc không có sự nhận thức rõ về bản thân. 

Tình huống 2: Điểm yếu không phù hợp với công việc

Trong tình huống khác, nhiều ứng viên thực sự thừa nhận những điểm yếu sẵn có của mình. Tuy vậy, bạn cần phải cân nhắc liệu những điểm yếu đó có khiến bạn trở thành ứng viên không phù hợp với vị trí đang ứng tuyển hay không. 

Ví dụ, nếu bạn đang ứng tuyển vào một vị trí đòi hỏi khả năng làm việc nhóm cao, nhưng lại chia sẻ rằng bạn khó làm việc chung với người khác, điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ về khả năng hoà hợp của bạn khi làm việc tại vị trí này. Do đó, bạn hãy lựa chọn những nội dung phù hợp để chia sẻ, và chia sẻ một cách thật khéo léo. 

Cách ứng xử khéo léo khi được hỏi về điểm yếu

Để tránh tình trạng bị “hớ” khi trả lời các câu hỏi về điểm yếu, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để trả lời nhà tuyển dụng một cách khéo léo. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng để bạn có được cách ứng xử khéo léo hơn. 

Thừa nhận điểm yếu một cách chân thành

Khi được hỏi về điểm yếu, điều quan trọng là bạn phải thừa nhận chúng một cách chân thành. Thay vì né tránh hoặc cố gắng biến chúng thành điểm mạnh, bạn hãy cho thấy rằng bản th ân nhận thức rõ về những điểm yếu của mình. Điều này sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là một người chân thành và có khả năng tự nhận thức bản thân. 

Tuy nhiên, bạn cũng nên tìm hiểu những yêu cầu về vị trí công việc bạn đang ứng tuyển và hạn chế đưa ra những điểm yếu không phù hợp với vị trí đó. Bạn có thể sử dụng những câu trả lời về điểm yếu ít liên quan hơn để tránh bị nhà tuyển dụng đánh giá không phù hợp. 

Xem thêm: Lỡ deal lương “hớ” với nhà tuyển dụng, phải xử lý thế nào?

Đưa ra các ví dụ cụ thể

Trong khi trả lời các câu hỏi, bạn đừng chỉ liệt kê các điểm yếu một cách máy móc. Thay vào đó, hãy đưa ra các ví dụ cụ thể về tình huống cụ thể mà bạn cảm thấy đó là điểm yếu. Đồng thời, bạn cũng hãy nêu lên những biện pháp bạn đang áp dụng để khắc phục chúng. 

Chẳng hạn như bạn thừa nhận rằng bản thân từng gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian, hãy kể về một tình huống cụ thể mà bạn đã gặp phải. Sau đó nêu lên những phương pháp bạn đang dùng để cải thiện kỹ năng này, ví dụ như việc sử dụng các công cụ quản lý thời gian, lên kế hoạch làm việc chi tiết, v.v.

Chuẩn bị tốt hơn với bộ câu hỏi phỏng vấn từ VietnamWorks

Nhằm giúp chuẩn bị tốt hơn cho mọi tình huống trong vòng phỏng vấn, bạn có thể sử dụng Bộ câu hỏi phỏng vấn thường gặp được chính VietnamWorks biên soạn. Bộ câu hỏi này giúp ứng viên có thể tự tin hơn khi đối mặt với các câu hỏi từ nhà tuyển dụng.

Với hơn 30 câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất cùng hướng dẫn trả lời chi tiết, bạn có thể tham khảo, chuẩn bị và điều chỉnh các câu trả lời sao cho phù hợp nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhập từ khoá về lĩnh vực ngành nghề của mình để tham khảo thêm các câu hỏi về chuyên ngành. Việc chuẩn bị sẵn sàng với bộ câu hỏi này sẽ giúp bạn có khả năng ứng phó tốt hơn với các tình huống bất kỳ trong cuộc phỏng vấn.

Việc chuẩn bị cho vòng phỏng vấn là điều rất cần thiết để bạn tăng cơ hội trúng tuyển. Đặc biệt đối với những câu hỏi về điểm mạnh – điểm yếu, bạn cần đầu tư vào câu trả lời sao cho thật tinh tế và phù hợp với công việc cũng như văn hoá công ty. 

Thay vì xem điểm yếu là một điều đáng xấu hổ hoặc cần phải che giấu, bạn hãy coi đó là một cơ hội để bày tỏ sự chân thành, khả năng tự phản tỉnh và tinh thần cầu tiến của mình. Điều quan trọng là bạn hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy mình là người có khả năng học hỏi và phát triển, luôn sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách một cách tự tin và tích cực.

Khi bị nhà tuyển dụng “bắt bài” điểm yếu trong lúc phỏng vấn, bạn cần xử lý tình huống một cách khéo léo và tự tin. Đầu tiên, hãy thừa nhận điểm yếu của mình một cách trung thực, sau đó tập trung vào cách bạn đã cải thiện hoặc kế hoạch để khắc phục vấn đề đó. Điều quan trọng là thể hiện sự sẵn sàng học hỏi và phát triển. Để chuẩn bị tốt cho các cuộc phỏng vấn, bạn có thể xem xét các cơ hội việc làm trong các lĩnh vực như tuyển dụng thời trang, tuyển dụng thư ký dự án, và trợ lý giám đốc tuyển dụng.

Ngoài ra, các vị trí như trưởng phòng marketingtuyển dụng truyền thông nội bộ cũng có thể giúp bạn mở rộng kỹ năng và kinh nghiệm. Đặc biệt, nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực công nghệ, tuyển dụng UI/UX Designer Hà Nội là một lựa chọn đáng cân nhắc.

Cùng khám phá các vị trí cơ hội việc làm mới nhất ngay dưới đây:

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Học được gì sau hơn 30 lần phỏng vấn thất bại

Trong hành trình tìm kiếm một công việc phù hợp, tôi đã trải qua hơn 30 lần phỏng vấn thất bại, mỗi lần là một...

Ứng viên cần chuẩn bị gì để được nhà tuyển dụng mời ứng tuyển trên VietnamWorks?

VietnamWorks vừa giới thiệu tính năng "Mời ứng tuyển" (Invite to Apply) – một bước tiến giúp ứng viên gia tăng cơ hội được nhà...

VietnamWorks chưa bao giờ thu phí của người tìm việc, báo cáo công ty "đào lửa" nếu có dấu hiệu sau

Trong suốt 22 năm hoạt động, VietnamWorks luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy trên hành trình tìm kiếm và phát triển sự...

Bật cho phép nhà tuyển dụng tìm kiếm hồ sơ, chỉ ứng viên thạo tính năng mới biết cách

Tự mình tìm việc là chưa đủ, nhiều ứng viên hiện nay còn có mẹo để nhà tuyển dụng tìm đến mình! Để tăng cơ...

Cập nhật hồ sơ từ Linkedin - Tính năng 2 trong 1 tiết kiệm thời gian ứng tuyển

Hầu hết mọi người đều biết rằng để ghi điểm trước nhà tuyển dụng, hồ sơ ứng tuyển phải luôn được “chăm chút” và cập...

Bài Viết Liên Quan

Học được gì sau hơn 30 lần phỏng vấn thất bại

Trong hành trình tìm kiếm một công việc phù hợp, tôi đã trải qua hơn...

Ứng viên cần chuẩn bị gì để được nhà tuyển dụng mời ứng tuyển trên VietnamWorks?

VietnamWorks vừa giới thiệu tính năng "Mời ứng tuyển" (Invite to Apply) – một bước...

VietnamWorks chưa bao giờ thu phí của người tìm việc, báo cáo công ty "đào lửa" nếu có dấu hiệu sau

Trong suốt 22 năm hoạt động, VietnamWorks luôn là người bạn đồng hành đáng tin...

Bật cho phép nhà tuyển dụng tìm kiếm hồ sơ, chỉ ứng viên thạo tính năng mới biết cách

Tự mình tìm việc là chưa đủ, nhiều ứng viên hiện nay còn có mẹo...

Cập nhật hồ sơ từ Linkedin - Tính năng 2 trong 1 tiết kiệm thời gian ứng tuyển

Hầu hết mọi người đều biết rằng để ghi điểm trước nhà tuyển dụng, hồ...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers