Vì sao kể chuyện cá nhân dễ chiếm thiện cảm nhà tuyển dụng?
Kể chuyện cá nhân (Storytelling) là cách truyền đạt thông điệp qua câu chuyện, khiến người nghe cảm thấy bị cuốn hút và dễ tiếp nhận thông điệp từ bạn hơn. Khi chia sẻ câu chuyện thực tế của chính bản thân, bạn sẽ dễ dàng tạo ra kết nối empath (đồng cảm, thấu hiểu cảm xúc) với nhà tuyển dụng.
Bên cạnh đó, thông qua cách xử lý tình huống, vượt qua thử thách… trong câu chuyện còn thể hiện năng lực, thái độ và động lực của bạn trong công việc. Nhờ sự đồng cảm, thấu hiểu cảm xúc và bị thuyết phục bởi tình huống thực tế khiến nhà tuyển dụng cảm thấy ấn tượng và có thiện cảm với bạn hơn.
Cần chú ý những yếu tố gì khi kể chuyện cá nhân?
Cảm xúc chân thật là yếu tố quan trọng hàng đầu khi kể chuyện cá nhân. Một câu chuyện cá nhân mà không đặt cảm xúc chân thật vào thì khó tạo được sự đồng cảm cũng như giảm bớt tính xác thực của tình huống.
Vì đây là kể chuyện trong buổi phỏng vấn tìm việc làm nên câu chuyện phải có sự liên quan mật thiết đến công việc bạn nhé. Đồng thời, nhớ lồng vào mục tiêu phát triển sự nghiệp của bản thân để “ghi điểm” hơn với nhà tuyển dụng.
Nghệ thuật kể chuyện cá nhân cuốn hút, chiếm thiện cảm NTD
Muốn câu chuyện của bạn hấp dẫn và thuyết phục nhà tuyển dụng, hãy kể một câu chuyện có cấu trúc. Nghĩa là câu chuyện ấy phải có mở đầu, cao trào và kết truyện. Bên cạnh đó, nhớ tập trung vào những chi tiết đặc biệt và ý nghĩa nhất để gây ấn tượng mạnh. Đừng quên đặt cảm xúc chân thật vào lời kể của bạn để dễ dàng chiếm trọn thiện cảm từ nhà tuyển dụng.
Có rất nhiều cách kể chuyện thú vị, trong đó hấp dẫn nhất là 4 mẫu sau:
– Kể về chính bản thân bạn, sự xung đột và cách bạn giải quyết xung đột.
– Kể về điểm yếu của bạn, thử thách bạn phải vượt qua từ điểm yếu của bản thân.
– Kể về một tình huống khó khăn bạn từng gặp, cách bạn vượt qua khó khăn.
– Kể về thành tích đạt được khiến bạn tự hào nhất.
Với mẫu kể chuyện số 3, bạn Thùy Linh (25 tuổi, nhân viên content) đã chia sẻ về cách bản thân vượt qua tình huống khó khăn như sau: “Lúc mới tốt nghiệp đi làm, có lần team truyền thông của em đảm nhận một dự án gấp về trái cây sấy dẻo truyền thống kịp ra mắt trước Tết nguyên đán. Dự án triển khai chưa được bao lâu thì bạn design nghỉ ngang vì có việc phải về quê luôn. Thời điểm cận Tết nên nếu tuyển thêm designer hay cộng tác viên freelancer thì khá khó và cũng mất nhiều thời gian, sẽ không kịp deadline.
Em vốn được sếp và đồng nghiệp đánh giá là có gu thẩm mỹ cao, lại biết chỉnh ảnh cơ bản nên mọi người đề xuất em thiết kế hình ảnh thay bạn designer. Vì tiến độ công việc chung cũng như muốn thử thách bản thân ở lĩnh vực mới nên em đã nhận lời. Em thức khuya 3 đêm liền để mày mò học nâng cao thêm các kỹ năng design hình ảnh. Và sau đó thì khách hàng đã khá hài lòng với sản phẩm truyền thông bên em làm, trong đó có cả khâu thiết kế hình ảnh ạ…”
Nghe câu chuyện này, nhà tuyển dụng đã đánh giá cao tinh thần trách nhiệm và dám thử thách bản thân ở lĩnh vực mới của bạn Thùy Linh. Tuy lúc ấy trình độ và năng lực của Thùy Linh cũng chỉ ngang ngửa các ứng viên khác, nhưng nhờ câu chuyện ấn tượng này mà bạn ấy đã đậu phỏng vấn.
Trên đây là những chia sẻ về nghệ thuật kể chuyện cá nhân cuốn hút chiếm trọn thiện cảm từ nhà tuyển dụng. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công khiến câu chuyện của bản thân trở nên hấp dẫn và ý nghĩa hơn trong buổi phỏng vấn tiếp theo nhé.
🔥 Tại VietnamWorks, hơn 2000+ cơ hội việc làm thực tập/mới tốt nghiệp không yêu cầu kinh nghiệm, phù hợp khả năng của các bạn trẻ năng động: https://bit.ly/3QAFEOQ 🔥 Hệ sinh thái việc làm dành riêng cho Newbie tăng lợi thế khi tìm việc: https://lnkd.in/gkWGdKRC 🔥 Trở thành ứng viên được tìm kiếm tại VNW tại: https://bom.so/gUzyCN |
Xem thêm: Cách rèn luyện kỹ năng chịu áp lực công việc
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.