adsads
Thiên vị là gì
Lượt Xem 2 K

Thiên vị là gì?

Thiện vị là gì? thiên vị được hiểu đơn giản là cách đối xử không công bằng, chỉ ưu ái và coi trọng một bên, trong khi đó bên còn lại phải chịu thái độ thờ ơ, lạnh nhạt. thiên vị có thể xảy ra ở bất kỳ đâu trong gia đình, ngoài xã hội hay môi trường làm việc. Tuy nhiên, vấn đề được thể hiện rõ nét nhất là môi trường công sở.

Tuy biết rằng môi trường làm việc nào thì cũng có sự cạnh tranh và ai cũng mong muốn thể hiện năng lực của mình, được cấp trên công nhận. Tuy nhiên, không phải bao giờ sự cạnh tranh cũng là lành mạnh, năng lực được đánh giá đúng với những gì bỏ ra. Mà có thể thông qua các mối quan hệ, lời nịnh nọt. Điều đó đã đẩy nhiều nhân viên rơi vào cảm giác chán nản và bất bình. Và nó có thể hiện hữu ở bất kỳ khía cạnh nào trong công việc từ khen thưởng, tăng lương, giao việc,…

Thiên vị là gì

Xem thêm : Năm của “Thiên nga đen” và những tác động không thể lường trước

Dấu hiệu thể hiện sự thiên vị nơi công sở

Một số dấu hiệu có thể thấy khi vấn đề thiên vị xảy ra mà bạn có thể nhận biết được như:

Phân công công việc không đều

Thông thường, người quản lý sẽ phải dựa vào năng lực, vị trí của từng nhân viên để giao việc. Tuy nhiên, người nhân viên lại chỉ giao nhiệm vụ quan trọng cho các nhân viên thân tín mà không cân nhắc đến năng lực của nhân viên khác, thì đó chính là dấu hiệu họ đang thiên vị.

Trường hợp này là họ đang tạo cơ hội cho những người kề cận được thăng quan tiến chức. Ngược lại, những nhân viên khác lại không được coi trọng và chỉ giao những nhiệm vụ nhỏ nhặt và không đúng chuyên môn.

Đánh giá năng lực không công bằng

Đánh giá năng lực nhân viên chính là trách nhiệm của một người làm sếp/quản lý. Họ cần phải dựa vào hiệu suất công việc để có cái nhìn và đánh giá khác quan. Tuy nhiên, một số người lại chỉ dựa vào định kiến cá nhân và chỉ đánh giáo cao những nhân viên thân tín, có quan hệ.

Trong khi đó, những nhân viên khác hoàn thành công việc tốt được giao, thậm chí tốt hơn các nhân viên đó nhưng lại không được đánh giá cao. Đây chính là một trong những dấu hiệu thiên vị.

Dành vị trí quan trọng cho người nhà/người quen

Tình trạng này thường sẽ khá phổ biến ở những công ty gia đình, nơi mà các thành viên được nắm giữ những vị trí quan trọng. Khi đó, dù năng lực của bạn có giỏi đến đâu hay nỗ lực thế nào thì bạn cũng chỉ là nhân viên mà không được đề bạt lên các bị trí quan trọng.

Không công nhận sự nỗ lực của bạn

Sẽ có thể những đóng góp, nỗ lực, kết quả mà bạn mang lại cho công ty đều không được sếp công nhận. Khi đó, một vài nhân viên chỉ hoàn thành những việc nhỏ nhặt thì lại được sếp tán dương và khen thưởng.

Nếu chỉ mỗi bạn gặp trường hợp này thì bạn có thể đang bị sếp ghét. Nhưng nếu đồng nghiệp của bạn cũng gặp tình huống tương tự thì đây chính là biểu hiện cho sự thiên vị.

Giao việc cho mình bạn ngoài giờ làm

Tất nhiên vào cuối tuần và những ngày nghỉ bạn sẽ không muốn bị làm phiền từ sếp. Có thể năng lực của bạn có thể được sếp giao việc ngoài giờ làm. Nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và chỉ xảy ra đối với một mình bạn thì đây là dấu hiệu của việc sếp thiên vị và không ưa bạn.

Bỏ qua lỗi sai của người thân tín

Mắc lỗi sai trong công việc là điều không thể tránh khỏi trong quá trình làm việc. Thế nhưng, nếu một nhân viên mắc lỗi nhiều lần, làm ảnh hưởng đến cả tập thể nhưng sếp lại không khiển trách hay áp dụng hình phạt, thậm chí còn bao che thì đó có thể là biểu hiện của sự thiên vị đấy.

Cuộc vui chung không có bạn 

Trong các cuộc vui của công ty bạn có thể bị cho ra rìa hay không được thông báo hoặc có lời mời thì rất có thể bạn đã bị “bơ”. Đây cũng chính là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thiên vị, không được đối xử cân bằng.

Dấu hiệu thể hiện sự thiên vị nơi công sở

Làm gì khi sếp thiên vị

Tìm hiểu lý do đằng sau sự “ưu ái” từ sếp

Việc đầu tiên bạn cần làm khi phát hiện ra một sự ưu ái đặc biệt là tìm hiểu nguyên do của nó: Đó là bạn bè học chung đại học của sếp hay bà con họ hàng, hay sếp quý người đó chỉ vì năng lực vượt trội, doanh số đem về đáng ghi nhận… Biết được lý do bị phủ mờ đằng sau sẽ giúp bạn có được cái nhìn khách quan nhất, đánh giá sự ưu ái đó có công bằng hay không.

Khẳng định giá trị của bạn

Nếu sự thiên vị của cấp trên quá rõ ràng và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và công việc của bạn. Hãy khéo léo định vị và thay đổi bản thân để phù hợp hơn với những tiêu chí của cấp trên và hòa đồng với đồng nghiệp.

Tuyệt đối không chất vấn hay buộc tội sếp. Điều này có thể khiến bạn trở thành người nhỏ nhen và đối đầu với họ. Hãy suy nghĩ thấu đáo, cẩn trọng và tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Chứng tỏ giá trị chính mình với công ty, đồng nghiệp, khách hàng.

Không tỏ thái độ với người được “ưu ái”

Đôi khi nhân viên được ưu ái không hề có lỗi, họ thậm chí không biết lý do sếp quan tâm đến mình nhiều hơn người khác. Nếu bạn bày tỏ thái độ không đúng sẽ gây mất hòa khí công ty, khiến bầu không khí trở nên ngột ngạt, khó chịu, ảnh hưởng đến đồng nghiệp xung quanh. Bạn cần giữ mối quan hệ hài hòa với những nhân viên được ưu ái này.

Trao đổi với sếp một cách khéo léo

Nhưng nếu bạn đã cố gắng chứng tỏ năng lực và thay đổi bản thân. Nhưng vẫn không hiệu quả. Hãy thử trao đổi một cách tế nhị, khéo léo với cấp trên, thỏa thuận rõ công việc và nhiệm vụ của bạn. Đề nghị sếp đánh giá và đưa ra ý kiến xây dựng và giúp đỡ nếu cần thiết. Trong cuộc thảo luận, hãy đặt những câu hỏi cụ thể. Chỉ ra điểm mà mình cảm thấy chưa thỏa đáng. Với cách giải quyết này, bạn sẽ không sợ bị thiệt thòi và phớt lờ những thành quả mà mình đã đóng góp.

Chia sẻ với phòng nhân sự

Trong một số trường hợp, bạn hoàn toàn có thể chia sẻ trực tiếp với bộ phận nhân sự. Họ sẽ là người có trách nhiệm xây dựng môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy tinh thần làm việc cho mọi nhân sự.

Vì thế, bạn hãy chia sẻ một cách khéo léo với bộ phận nhân sự để có hướng giải quyết kịp thời. Phòng nhân sự sẽ đưa ra lời giải thích thỏa đáng và không phải chịu, bực dọc.

Không tỏ thái độ gay gắt

Dù sếp của bạn có biểu hiện thiên vị thì bạn cũng không nên tỏ thái độ gay gắt, chất vấn hay buộc tội sếp. Đây là hành động kém khôn ngoan. Dù sao họ cũng là cấp trên của bạn. Việc đối đầu với họ chẳng mang đến lợi lộc gì cho bạn. Thậm chí, bạn còn bị liệt vào “danh sách đen” của sếp.

Tìm một môi trường phù hợp hơn với bạn

Nếu bạn đã thử đủ tất cả các biện pháp kể trên mà thái độ của sếp vẫn không hề cải thiện, thường xuyên dồn việc khó, bắt bạn làm thêm ngoài giờ và ưu ái cho một số người thì bạn nên chấm dứt công việc hiện tại và tìm cho mình một môi trường công bằng, tôn trọng nhân viên hơn. Cố gắng chịu đựng trong một môi trường tồi sẽ khiến bạn luôn ở trong trạng thái chán nản, mất hết động lực làm việc, kết quả càng ngày càng tệ.

Như vậy là bạn đã hiểu rõ về thiên vị là gì? Phải làm gì khi xảy ra tình trạng thiên vị. Chắc chắn một công ty đối xử thiếu công bằng với nhân viên sẽ khó tìm được cấp dưới trung thành và không thể nào có những đột phá trong kinh doanh, bạn ở lại cũng đồng nghĩa với việc tự tay hủy hoại tương lai của chính mình.

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Tập đoàn Hòa Phát tuyển dụng, Hoa Sen Group tuyển dụng, INSEE tuyển dụng, POSCO tuyển dụng, QH Plus tuyển dụng, Rạng Đông tuyển dụng, Saint Gobain tuyển dụng, và Schaeffler tuyển dụng.

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Việc làm đa dạng được đăng tuyển từ nhà tuyển dụng hàng đầu tại VietnamWorks:

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

adsads
Bài Viết Liên Quan

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt được kết quả như mong đợi. Đây có thể là...

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn đóng vai trò quan trọng để duy trì một không...

Kịch bản thưởng Tết 2024: cuộc đời nở hoa hay cuộc sống bế tắc

Mỗi dịp Tết đến, không chỉ là thời gian sum vầy bên gia đình, mà còn là lúc mọi người mong đợi những khoản thưởng...

Áp lực công việc cuối năm đè nặng, tôi càng mất dần niềm vui đón Tết sớm

Chỉ chưa đầy 3 tháng nữa là Tết, nhưng trong khi mọi người xung quanh đang háo hức với những kế hoạch đón năm mới,...

Đâu là điều nhân viên dễ bị "dạy hư" bởi văn hóa doanh nghiệp độc hại?

Khi làm việc trong một văn hóa công sở độc hại, không ít người dần dần mất đi sự nhiệt huyết và thậm chí biến...

Bài Viết Liên Quan

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt...

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn...

Kịch bản thưởng Tết 2024: cuộc đời nở hoa hay cuộc sống bế tắc

Mỗi dịp Tết đến, không chỉ là thời gian sum vầy bên gia đình, mà...

Áp lực công việc cuối năm đè nặng, tôi càng mất dần niềm vui đón Tết sớm

Chỉ chưa đầy 3 tháng nữa là Tết, nhưng trong khi mọi người xung quanh...

Đâu là điều nhân viên dễ bị "dạy hư" bởi văn hóa doanh nghiệp độc hại?

Khi làm việc trong một văn hóa công sở độc hại, không ít người dần...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers