• .
adsads
lam gi khi bi cau tra loi phong van 5
Lượt Xem 28 K

1. Bình tĩnh

Điều đầu tiên và cũng là điều quan trọng nhất chính là giữ bình tĩnh. Nếu bạn hoảng sợ, cơ thể của bạn sẽ “tố cáo” bạn ngay, ví dụ như huyết áp tăng cao và tim đập nhanh hơn. Một khi đã rơi vào trạng thái căng thẳng, bạn sẽ không thể suy nghĩ thấu đáo và có thể vạ miệng những điều không hay. Hãy hít thở thật sâu, và tự nhủ rằng chuyện này cũng bình thường thôi mà! Mặc dù bạn không thể thay đổi tình huống oái ăm này, nhưng bạn hoàn toàn có thể vượt qua nó và tìm được cách trả lời phỏng vấn nếu… bạn bình tĩnh!

 

2. Đừng nói “không biết” ngay lập tức. Và đừng bịa câu trả lời

Không nên nói ngay với nhà tuyển dụng rằng bạn không biết câu trả lời khi chưa cố gắng hết sức. Và hơn hết, đừng bịa câu trả lời, vì bạn không thể qua khỏi mắt của nhà tuyển dụng đâu!

 

3. Cách trả lời phỏng vấn là đặt lại câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Bạn không thể trả lời được bất kỳ điều gì nếu vẫn còn mơ hồ về câu hỏi. Vì thế, đừng ngại hỏi lại nhà tuyển dụng để hiểu rõ về vấn đề họ đang đặt ra. Và hãy đào sâu câu hỏi hơn nữa để có thêm những dữ liệu khác, nó sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm ra câu trả lời.

 

4. Cho nhà tuyển dụng biết những gì bạn biết


Trong trường hợp bạn có được một số kiến ​​thức về vấn đề được hỏi, hãy trả lời nhà tuyển dụng tất cả những điều bạn biết. Trình bày mọi thứ một cách rõ ràng có thể giúp bạn xâu chuỗi dữ liệu để tìm được đáp án tốt hơn.

 

5. Hãy nói với nhà tuyển dụng quá trình bạn tìm ra câu trả lời

Ngay cả khi bạn không biết đáp án chính xác là gì, bạn vẫn có thể trả lời nhà tuyển dụng bằng những bước bạn suy nghĩ hoặc thực hiện để giải quyết vấn đề. Mục đích nhà tuyển dụng hỏi những câu hỏi khó là vì họ muốn xem cách bạn tư duy hơn là tìm kiếm một câu trả lời thật sự. Họ muốn biết rằng liệu ứng viên trước mặt họ có phải là người chủ động nắm bắt tình huống và tư duy để giải quyết vấn đề không, hay phải đợi sự giúp đỡ từ người khác.

Trong lúc suy nghĩ về câu trả lời, bạn có thể thành thật thừa nhận rằng mình không biết một số vấn đề nào đó, bằng cách trả lời phỏng vấn này, bạn đang thể hiện sự trung thực và câu trả lời của bạn sẽ mang tính thuyết phục hơn. Ví dụ, nếu bạn phải giải một bài toán khó trong khi không hề giỏi những phép tính, bạn có thể trả lời rằng: “Tôi không giỏi tính toán cho lắm, tôi nghĩ rằng nếu có sự trợ giúp của máy tính thì tôi sẽ tính đúng hơn và có được đáp án chính xác nhất”. Sự chân thật sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng!

 

6. Thừa nhận đúng lúc

Mặc dù bí kíp thứ 2 chỉ ra rằng bạn không nên thừa nhận với nhà tuyển dụng rằng bạn không biết câu trả lời, tuy nhiên, điều thứ 6 này sẽ là ngoại lệ và bạn cần phải lưu ý kỹ! Trong trường hợp câu trả lời là một kiến thức cần đến sự ghi nhớ chính xác, ví dụ như định nghĩa của một từ, khái niệm của một hiện tượng, thì tốt nhất bạn nên thừa nhận rằng mình không biết, vì bạn không thể nào suy nghĩ hay lập luận để tạo ra một định nghĩa chuẩn xác được. Và đây là cách bạn có thể trả lời:

“Đó thật sự là một câu hỏi hay, nhưng rất tiếc ngay bây giờ tôi không thể trả lời được. Tôi chắc chắn sẽ tìm được câu trả lời ngay sau buổi phỏng vấn này”.

 

7. Gửi email cảm ơn

Email cảm ơn không đơn thuần chỉ để nói cảm ơn. Đó sẽ là cơ hội thứ hai của bạn. Hãy trình bày rõ ràng về câu trả lời mà bạn đã bỏ dở ở buổi phỏng vấn. Một lưu ý nhỏ đối với email này: bạn chỉ nên đề cập đến những sai sót mà nhà tuyển dụng đã nhận ra và phản hồi lại với bạn, những lỗi còn lại không nên liệt kê ra thêm đâu! Và, đừng viết những kiểu câu như “Tôi rất tiếc vì tôi đã không thể trả lời câu hỏi ấy”. Thay vào đó, hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã thật sự nghiêm túc dành thời gian suy nghĩ và tìm được câu trả lời thỏa đáng.

 

— HR Insider —
Tìm kiếm ngay các cơ hội việc làm hấp dẫn ngay hôm nay tại vietnamworks.com

adsads
Bài Viết Liên Quan

Khám phá chỉ số nội tâm trong thần số học và ứng dụng trong công việc

Trong hành trình khám phá bản thân và phát triển sự nghiệp, thần số học đã trở thành một công cụ hữu ích giúp nhiều...

Nghệ thuật thăng tiến nhờ những ý kiến đóng góp sáng tạo với sếp

Trong môi trường làm việc cạnh tranh ngày nay, việc đưa ra ý kiến sáng tạo không chỉ giúp công ty phát triển mà còn...

5 bài học vượt sóng suy thoái cho người đi làm mà chuyên gia đã đúc kết

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, những đợt suy thoái kinh tế không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp mà...

Outline là gì meaning

Outline là gì? Cách xây dựng cấu trúc bài viết chuẩn SEO

Xây dựng một Outline chuẩn là điều cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực Marketing, điển hình là SEO. Vậy Outline là gì và làm...

Brand là gì meaning

Brand là gì và tầm quan trọng của nó trong kinh doanh

Brand không chỉ đơn thuần là một chiếc logo, slogan hay bản thiết kế, nó còn là lời hứa, là cảm xúc và cả sự...

Bài Viết Liên Quan

Khám phá chỉ số nội tâm trong thần số học và ứng dụng trong công việc

Trong hành trình khám phá bản thân và phát triển sự nghiệp, thần số học...

Nghệ thuật thăng tiến nhờ những ý kiến đóng góp sáng tạo với sếp

Trong môi trường làm việc cạnh tranh ngày nay, việc đưa ra ý kiến sáng...

5 bài học vượt sóng suy thoái cho người đi làm mà chuyên gia đã đúc kết

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, những đợt suy thoái kinh...

Outline là gì meaning

Outline là gì? Cách xây dựng cấu trúc bài viết chuẩn SEO

Xây dựng một Outline chuẩn là điều cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực Marketing,...

Brand là gì meaning

Brand là gì và tầm quan trọng của nó trong kinh doanh

Brand không chỉ đơn thuần là một chiếc logo, slogan hay bản thiết kế, nó...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers