adsads
chuyen vien tai chinh la gi
Lượt Xem 3 K

Chuyên viên tài chính là gì?

Chuyên viên tài chính (Financial Staff) còn được gọi bằng các cái tên như nhân viên tài chính, chuyên viên tư vấn tài chính. Họ là chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, có thể làm việc trong nhiều ngành nghề khác nhau như: bộ phận tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính khác.

Ngoài nhiệm vụ chính là quản trị dòng tiền cho công ty, chuyên viên tài chính còn đảm nhận nhiều chức năng khác như: thẩm định dự án đầu tư dưới góc độ tài chính, tư vấn đầu tư, quản trị kinh doanh,…

Chuyên viên tài chính là gì?

Xem thêm :

Phân loại chuyên viên tài chính

Chuyên viên tài chính là cách gọi chung cho những người đang làm việc trong lĩnh vực tài chính. Trong mỗi ngành nghề, mỗi vị trí làm việc lại có tên gọi khác nhau, đảm nhận công việc khác nhau. Dưới đây là một số chuyên viên tài chính phổ biến hiện nay:

  • Chuyên viên tài chính ngân hàng
  • Chuyên viên hoạch định tài chính
  • Chuyên viên kinh doanh tài chính
  • Chuyên viên thẩm định tài chính
  • Chuyên viên phòng tài chính
  • Chuyên viên tư vấn tài chính

Việc phân loại trên đây dựa vào đặc thì công việc ở mỗi doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chuyên biệt. Trong phần tiếp theo của bài viết, HR Insider sẽ tập trung vào phần mô tả công việc cũng như yêu cầu về kỹ năng của các chuyên viên tài chính làm việc tại các phòng tài chính của doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thông thường.

Mô tả công việc của chuyên viên tài chính

Dựa trên quy mô, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà công việc của chuyên viên tài chính đảm nhiệm sẽ khác nhau. Thông thường sẽ là ba công việc chính: lập kế hoạch, quản lý và kiểm toán. Dưới đây là câu trả lời cho vấn đề công việc, nhiệm vụ chính của chuyên viên tài chính là gì trong doanh nghiệp.

Kế toán tổng hợp

Chuyên tài chính chịu trách nhiệm hạch toán các hình thức doanh thu và chi phí khác nhau cho một doanh nghiệp. Các thông tin về tài chính cần nhất quán, công khai và họ có trách nhiệm giải trình để tất cả các bên quan tâm có thể hiểu được. Dựa vào đó, cấp quản lý sẽ đưa ra những quyết định liên quan đến tài chính tốt nhất.

Công việc “kế toán” mà chuyên viên tài chính đảm nhận bao gồm: xử lý séc, quản lý các khoản phải trả và phải thu, xác nhận ngân hàng.

Lập và phân tích ngân sách

Chuyên viên tài chính cần lập kế hoạch, phân tích ngân sách và đưa ra những lời tư vấn hữu ích để giúp các nhà quản lý hình thành một kế hoạch và lộ trình cho tương lai. Việc lập ngân sách tài chính chính xác sẽ giúp công ty đưa ra quyết định đúng đắn trong việc cắt giảm chi phí, tăng giá, giảm sản phẩm cụ thể. Nhờ đó đảm bảo tài chính và quản lý vốn lưu động tốt hơn.

Trong doanh nghiệp thiên về đầu tư tài chính, chuyên viên tài chính còn úp khách hàng lập kế hoạch tài chính cho tương lai bằng cách đưa ra các giải pháp đầu tư, đánh giá rủi ro và tư vấn về chiến lược đầu tư.

Mô tả công việc của chuyên viên tài chính

Quản lý dòng tiền

Chuyên viên tài chính có nhiệm vụ quản lý dòng tiền cho doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc đưa ra kế hoạch chi tiêu, quản lý ngân sách, định hướng đầu tư và quản lý rủi ro tài chính. Mục đích của việc quản lý dòng tiền là đảm bảo doanh nghiệp có đủ tài chính để chi trả các khoản nợ, các chi phí hoạt động và đầu tư vào các dự án mới. Chuyên viên tài chính cũng cần đưa ra các dự đoán về dòng tiền trong tương lai để giúp nhà lãnh đạo đưa ra các quyết định đầu tư và kế hoạch tài chính hiệu quả.

Phân tích tài chính

Phân tích tài chính là một trong những công việc  quan trọng của chuyên viên tài chính. Việc phân tích tài chính giúp họ đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính và các chỉ số tài chính như: lợi nhuận, doanh thu, tài sản, nợ phải trả, …

Chuyên viên tài chính cần thành thạo trong việc sử dụng các công cụ phân tích để đưa ra những dự đoán tài chính cho tương lai như: dự đoán doanh thu, lợi nhuận và chi phí hoạt động. Kết quả phân tích tài chính sẽ giúp chuyên viên tài chính đưa ra các quyết định hoặc tư vấn cho cấp trên về đầu tư, quản lý dòng tiền và kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp.

Kiểm toán và Quản lý rủi ro

Dù không phải là nhân viên kiểm toán chuyên nghiệp nhưng chuyên viên tài chính phải thường xuyên kiểm tra các báo cáo tài chính và đảm bảo rằng chúng đầy đủ, chính xác, và tuân thủ các quy định kế toán và tài chính. Bên cạnh đó, họ còn có nhiệm vụ đảm bảo các hoạt động tài chính của doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật.

Chuyên viên tài chính cũng phải xác định rủi ro rủi ro liên quan đến đầu tư, vay tiền và quản lý tài sản của doanh nghiệp. Đồng thời đề xuất các giải pháp để giảm thiểu rủi ro.

Những kỹ năng và tố chất của chuyên viên tài chính

Sau khi nắm được công việc của chuyên viên tài chính là gì, bạn sẽ thấy rằng áp lực công việc là không hề nhỏ. Họ cần phải đảm bảo phân bố nguồn ngân sách hợp lý cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả. Vì thế, để thành công trong quá trình tuyển dụng và trên con đường sự nghiệp của mình, bạn cần rèn luyện cho mình những kỹ năng dưới đây.

Kiến thức về tài chính

Để có những bước đi đầu tiên trong nghề, bạn cần có kiến thức sâu rộng về tài chính, kế toán, đầu tư, quản lý dòng tiền và các lĩnh vực tài chính khác.

Khả năng phân tích

Chuyên viên tài chính cần có khả năng phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ số tài chính để đưa ra dự đoán và đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Đam mê với các con số

Chuyên viên tài chính cần có khả năng làm việc với các con số và hiểu rõ về các chỉ số tài chính để đưa ra các quyết định tài chính chính xác. Khả năng đọc, hiểu và phân tích các báo cáo tài chính tốt sẽ giúp họ đưa ra dự đoán tài chính cũng như đưa ra các kế hoạch tài chính hiệu quả. Việc đam mê với các con số có thể giúp chuyên viên tài chính thực hiện nhiệm vụ này một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Những kỹ năng và tố chất của chuyên viên tài chính

Kỹ năng quản lý thời gian

Quản lý thời gian là kỹ năng quan trọng đối với chuyên viên tài chính. Chuyên viên tài chính phải thực hiện nhiều công việc khác nhau, từ phân tích tài chính đến quản lý dòng tiền và đầu tư. Việc quản lý thời gian hiệu quả giúp họ hoàn thành chúng một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Bên cạnh đó, quản lý thời gian cũng giúp chuyên viên tài chính giảm thiểu stress và tăng hiệu suất làm việc.

Để quản lý thời gian hiệu quả, chuyên viên tài chính cần phải lập kế hoạch công việc và ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng, sử dụng các công cụ quản lý thời gian và đặt mục tiêu cụ thể để hoàn thành công việc trong thời hạn.

Tư duy đổi mới

Trong thời kỳ công nghệ số như hiện nay, FinTech (công nghệ tài chính) và RegTech (công nghệ quản lý) đang rất phổ biến trong các dịch vụ tài chính. Vì thế, bạn cần nắm bắt các đổi mới để phục vụ cho công việc.

Bên cạnh đó, chuyên viên tài chính cũng cần có tính sáng tạo và linh hoạt để đưa ra các giải pháp tài chính sáng tạo và phù hợp với từng tình huống cụ thể.

Kỹ năng giao tiếp tốt

Trong lĩnh vực tài chính, bạn sẽ phải tiếp xúc với đồng nghiệp, nhà đầu tư và các bên liên quan, trong đó không phải ai cũng có kiến thức về tài chính. Vì thế, sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn truyền tải thông tin tài chính một cách dễ hiểu cho các bên liên quan.

Mức lương của chuyên viên tài chính

Mức lương của chuyên viên tài chính sẽ khác nhau phụ thuộc vào kinh nghiệm, trình độ học vấn, chuyên môn và quy mô của doanh nghiệp làm việc. Theo một số nguồn tham khảo trực tuyến, mức lương trung bình của chuyên viên tài chính là khoảng từ 10 đến 30 triệu đồng/tháng.

Mức lương của chuyên viên tài chính

Tìm việc làm chuyên viên tài chính ở đâu?

Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm trong ngành chuyên viên tài chính, hãy truy cập ngay danh mục việc làm của VietnamWorks. Tại đây, tin tuyển dụng luôn được sàng lọc chặt chẽ, nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ thông tin và luôn được cập nhật nhanh chóng nên bạn không mất nhiều thời gian cũng như không bỏ lỡ bất cứ cơ hội việc làm hấp dẫn nào.

Ngoài ra, tại WowCV của VietnamWorks còn hỗ trợ ứng viên tạo CV trực tuyến chuyên nghiệp và tìm việc làm theo tiêu chí của bạn. Với giao diện dễ nhìn, thiết kế khoa học, hiện đại, chắc chắn bạn sẽ có được những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi tìm việc tại kênh tuyển dụng VietnamWorks.

Bên cạnh đó, VietnamWorks.com còn là nơi chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm quý báu về tuyển dụng nhân sự cho nhà tuyển dụng lẫn ứng viên tìm việc. Mọi thông tin chia sẻ đều đến từ chuyên gia tuyển dụng và những người lâu năm trong nghề nhân sự đều được tổng hợp trên hạng mục HR Insider có trên website VietnamWorks.com. Bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, hãy tham khảo việc làm ngân hàng, hoặc tìm việc làm nhân viên kinh doanh. Bạn cũng có thể khám phá các vị trí việc làm tại các tỉnh, thành phố lớn như việc làm Hà Tĩnh mới nhất, tuyển dụng tại Bình Dương hay việc làm tại TP HCM.

Hy vọng với những thông tin được cung cấp qua bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chuyên viên tài chính là gì cũng những kỹ năng cần có để phát triển trong nghề. Chúc bạn có những bước chân vững chắc trên con đường sự nghiệp trong lĩnh vực tài chính!

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Sân bay Tân Sơn Nhất tuyển dụng, tuyển dụng giao hàng Shopee Express, 247 Express tuyển dụng, Gemadept tuyển dụng, Nippon Express tuyển dụng, giao hàng J&T tuyển dụng, DB Schenker tuyển dụng, và Kuehne Nagel tuyển dụng.

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc,...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers