adsads
Shutterstock 2224743025 1
Lượt Xem 740

Giữ bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc

Điều quan trọng nhất bạn có thể làm đó là giữ bình tĩnh khi bị đồng nghiệp bác bỏ ý kiến. Khi bạn đánh mất bình tĩnh sẽ chính là cơ hội cho những “kẻ khó ưa” lấn át và chỉ trích bạn vô cớ. Bạn không nên để cảm xúc cá nhân chi phối mà trực tiếp phản bác lại người đã bác bỏ ý kiến của bạn, điều này sẽ chỉ làm vấn đề ngày càng đi xa và mất kiểm soát. Bên cạnh đó bạn có thể hít thở sâu và đi lại nếu cần thiết, sau đó quay lại cuộc họp với một tâm lý ổn định. Nổi nóng sẽ dễ dẫn bạn đến những quyết định và cách hành xử khiến bạn phải hối hận. 

Giữ vững lập trường

Để có thể trình bày một ý tưởng hay giải pháp, chắc hẳn bạn đã có sự nghiên cứu và chuẩn bị kỹ lưỡng về điều mà mình sẽ nói. Chính vì vậy, không nên chỉ vì những lời nói tác động vô căn cứ khiến bạn nghi ngờ về ý tưởng của mình. 

Hãy tiếp thu ý kiến một cách chắt lọc, nếu như người đồng nghiệp kia chỉ đang muốn thể hiện bản thân bằng cách chỉ trích và soi mói những lỗi nhỏ nhặt mà không có khả năng giải quyết vấn đề thì liệu lời nói của họ có đáng để bạn để ý? 

Chú ý đến hiệu quả công việc

Việc phản bác ý kiến nếu diễn ra liên tục và trong thời gian dài, bạn sẽ không khỏi sinh ra ác cảm với người đồng nghiệp “khó ưa” đó, Tuy nhiên hãy giữ tinh thần tập trung vào những mục tiêu trong công việc mà bạn muốn hướng tới. Hạn chế hợp tác với những người đồng nghiệp không thật sự muốn hợp tác với bạn cũng là một cách để bạn có được  hiệu quả công việc tốt hơn. 

Trao đổi trực tiếp

Nếu cảm thấy mối quan hệ của hai bạn trong công việc có xu hướng trở nên xấu đi, một cuộc gặp mặt trực tiếp sẽ là điều cần thiết để có thể giải quyết vấn đề. Bạn có thể nói ra những điều đang làm ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả công việc chung của tổ chức, đưa ra góp ý cho đồng nghiệp về cách họ khi phê bình hay khi muốn đóng góp ý kiến. Tuy nhiên hãy chú ý giao tiếp một cách khôn khéo để không gây hiểu lầm và mang lại hiệu quả tích cực nhé. 

Báo cáo lên cấp trên nếu cần thiết

Nếu như cuộc gặp trực tiếp vẫn không thể giải quyết được vấn này và người “đồng nghiệp” đó tiếp xúc gây cản trở đến công việc của bạn, hãy báo cáo lên cấp trên để có được cách giải quyết thỏa đáng nhất. 

Trên đây là những chia sẻ về cách đối diện với đồng nghiệp hay phản bác ý kiến mà VietnamWorks muốn gửi đến bạn. Hi vọng bài viết đã chia sẻ cho bạn thông tin hữu ích. 

Xem thêm: Xử lý như thế nào khi bị công ty nợ lương?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Trong thế giới người trưởng thành, không hề có hai chữ dễ dàng.

Trong hành trình trưởng thành, mỗi người đều phải đối mặt với vô vàn thách thức và khó khăn, thế giới của người trưởng thành...

Chuyện tăng lương: Chờ cấp trên "lên tiếng" hay tự thân vận động

Chuyện tăng lương và đàm phán lương luôn là một chủ đề nhạy cảm và phức tạp nơi chốn công sở. Có nhiều người chọn...

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên nhiều “ma cũ” luôn tìm cách chống lại sự đổi...

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm đến trào lưu “thiền định để chữa lành”. Thiền không...

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười cho dân công sở. Nếu chứng bệnh hay quên...

Bài Viết Liên Quan

Trong thế giới người trưởng thành, không hề có hai chữ dễ dàng.

Trong hành trình trưởng thành, mỗi người đều phải đối mặt với vô vàn thách...

Chuyện tăng lương: Chờ cấp trên "lên tiếng" hay tự thân vận động

Chuyện tăng lương và đàm phán lương luôn là một chủ đề nhạy cảm và...

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên...

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm...

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers