• .
adsads
Shutterstock 2143656177 4
Lượt Xem 302

1. Tìm hiểu về sự lo lắng của bạn 

Tất cả mọi chuyện đều có nguồn gốc của nó kể cả những mối lo của bạn. Khi bạn cảm thấy mọi chuyện ngày càng trở nên tồi tệ hơn, bạn nên dành ra một vài phút để ngồi nhìn lại, xác định nguồn gốc của những suy nghĩ tiêu cực trong bạ. Trước tiên, bạn cần xác định hành động của bạn mỗi khi lo lắng?

Ví dụ như, bạn hay lướt Facebook trong vô thức hay bẻ các khớp ngón tay. Bạn hãy hiểu rằng đó là những hành động đối phó đơn giản chỉ để nhằm nuôi dưỡng cho sự lo lắng của bạn. Đồng thời, những hành động vô thức đó chỉ khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hon. Khi bạn có những hành động như thế này, bạn đang ngăn cản chính mình khỏi đối mặt trực tiếp với nỗi lo lắng bất an và bạn nên từ bỏ những hành động vô thức này.

Đặc biệt, một điểm bạn cần lưu ý khi bạn trở nên lo lắng, bạn có đang sử dụng chất kích thích gì không? Chẳng hạn như chất kích thích như: caffeine, rượu. Thậm chí, có một số người trở nên vô cùng tiêu cực và chán nản khi họ uống rượu. Bạn nên hiểu rằng tất cả những chất gây nghiện làm thay đổi cảm giác của bạn. Nếu như chúng làm bạn cảm thấy khó chịu thì bạn cần ngừng sử dụng chúng.

2. Quan sát các yếu tố kích thích cảm xúc

Thông thường, khi xuất hiện những cảm xúc tiêu cực, chúng ta thường cố gắng bỏ qua chúng, đè nén và hy vọng chúng biến mất càng sớm tốt. Tuy nhiên những hành động lại chỉ khiến những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực được khuếch đại lên.

Vì thế, thay vì bạn chọn cách né tránh, bạn nên chọn cách đối mặt với chúng. Hãy cố gắng xác định và cảm nhận luồng suy nghĩ, phản ứng của bản thân. Hãy để cơ thể của bạn được nghỉ ngơi vài phút, hít thở đều và chấp nhận rằng bản thân có những trải nghiệm tiêu cực. Điều này giúp bạn giảm căng thẳng và khi phản ứng về cảm xúc đã giảm, bạn có thể tìm hiểu về các nguyên nhân yếu tố gây kích hoạt tiêu cực bằng cách đặt ra một số câu hỏi cho bản thân như: bạn từng trải qua những trường hợp tương tự như thế nào? Bạn có những suy nghĩ như thế vào thời điểm nào khác? Hãy cho phép bản thân được đối diện lại với những ký ức như thế. Biết đâu đó bạn có thể nhận ra bản thân từng bị tổn thương vì một tình huống nào đó trong quá khứ. 

Điều quan trọng là bạn thừa nhận những gì đã xảy ra và không trốn tránh chúng. Đây là bước đầu giúp bạn chữa lành những vết thương lòng và ngăn ngừa những tình huống tương tự xảy ra.

3. Tránh suy nghĩ quá nhiều

Việc bạn ngồi tìm hiểu về những cảm xúc của mình để phòng ngừa những tình huống tiêu cực đó xảy ra thêm lần nữa là điều tốt. Nhưng việc nghĩ đi nghĩ lại về một vấn đề không thể nào giúp bạn giải quyết được vấn đề đó. Và, nó chỉ càng khiến bạn cảm thấy hoảng sợ hơn, căng thẳng hơn hay thậm chí bạn còn không thể xác định được điều gì đang xảy đến với chính mình. Hãy giới hạn thời gian cho phép bản thân suy nghĩ về những vấn đề khiến bạn cảm thấy căng thẳng. Điều này giúp bạn tránh bị chìm đắm quá lâu vào những cảm xúc tiêu cực đó.

Nếu bạn có suy nghĩ tiêu cực nào xuất hiện ở trong đầu và ghi chúng ra một tờ giấy, đồng thời hãy viết luôn cả những giải pháp mà bạn có thể nghĩ ra được. Bạn nên có thói quen này mỗi khi có những suy nghĩ tiêu cực độc hại xuất hiện trong đầu bạn. Và, vào một ngày cố định như cuối tuần, cuối tháng, bạn tự tổng kết lại những vấn đề đã xảy ra với bản thân mình liệu chúng có đáng để bạn trở nên tiêu cực không? 

4. Tập thể dục

Khi bạn rơi vào trạng thái căng thẳng, bạn có những triệu chứng như thế nào? Tức ngực, khó thở hay bạn cảm thấy đầu óc của mình ngày càng trở nên choáng váng hơn. Nếu bạn cứ tập trung vào những suy nghĩ như thế thì nỗi lo chỉ có tệ thêm. Thay vào đó, bạn cần tập trung cho cơ thể của mình.

Cách đơn giản nhất để thực hiện, đó là vận động. Bạn có thể thử tập chạy hay đạp xe. Hãy cảm nhận việc không khí tràn đầy trong phổi của bạn, cảm nhận các cơ bắp của bạn đang căng lên. Bạn không thể tập chạy thì hãy đi bộ một vài vòng quanh khu nhà bạn sống. Hãy đi ra ngoài ngắm cảnh, cảm nhận không khí mát mẻ và trong lành xung quanh bạn. 

Một chiến lược nữa dành cho bạn nếu như bạn không muốn vận động quá mạnh là thiền định mỗi ngày. Có hàng tá lời khuyên về việc thiền nhưng ít ai có thể nói rõ ràng tại sao nó lại giúp bạn vượt qua nỗi lo lắng và đánh bay năng lượng tiêu cực.

Như bạn có thể thấy, khi ngồi thiền, bạn sẽ luôn tập trung vào hơi thở của mình. Bạn tập trung vào việc cảm nhận hít vào và thở ra. Và khi tâm trí bạn đang lơ đễnh hay nghĩ về việc khác, bạn chỉ cần quay lại tập trung vào hơi thở của mình. Việc bạn thiền là cách giúp bạn gột sạch những suy nghĩ vô nghĩ trong suốt phần còn lại cả ngày. 

Khi bạn đã tập thiền hàng ngày, dần dần bạn sẽ dễ dàng bỏ qua những suy nghĩ tiêu cực mỗi khi nó xuất hiện. Tuy nhiên, đừng nghĩ thiền là một loại thần dược, thiền là một phương pháp luyện tập nhằm giúp bạn thoát khỏi tâm trạng lo lắng và năng lượng tiêu cực.

5. Tìm người chia sẻ

Bạn lo lắng mọi người không lắng nghe bạn và nói rằng bạn là một kẻ yếu đuối khi không thể chịu được áp lực… Hay bạn không muốn làm phiền mọi người vì họ cũng đang bận việc của chính họ. Tuy nhiên, nếu bạn không nói ra những khúc mắc sâu trong bạn, mọi người sẽ không biết cách an ủi bạn như thế nào.

Vì thế, bạn có thể tìm đến người bạn bè hoặc gia đình, họ sẽ là những chỗ dựa tinh thần vững chãi nhất cho bạn. Dù bạn gặp khó khăn ra sao, họ vẫn luôn ở đó và giúp đỡ bạn.

Đây là 5 cách đơn giản giúp bạn giải tỏa đầu óc. Bạn có thể thử tất cả các phương pháp trên để tìm điều gì là phù hợp với bạn nhất. Hy vọng bài viết của VietnamWorks đưa ra những thông tin bổ ích cho bạn. Hãy đón chờ các chủ đề tiếp theo nhé!

Xem thêm: Dân văn phòng thường “dính” những căn bệnh kinh niên nào?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers