adsads
Shutterstock 2211165331 1
Lượt Xem 717

Vượt qua cuộc chia tay

Thiết lập rõ mối quan hệ 

Dù bạn và người đó mới chia tay hay mối quan hệ đã lâu thì cũng cần được xác định rõ ràng. Suy nghĩ về những rắc rối sắp tới liệu có đáng để bạn đánh đổi công việc hay không. Thiết lập và duy trì mối quan hệ trong phạm vi công việc là điều bạn nên làm.

Nhìn nhận cảm giác của bản thân một cách cởi mở và chân thật

Khi bạn cố gắng gạt bỏ hoàn toàn người cũ ra khỏi tâm trí thực chất bạn lại đang không ngừng nghĩ về điều đó. Việc cho phép bạn thân suy nghĩ và chấp nhận rằng người cũ vẫn ở xung quanh cuộc sống của bạn sẽ giúp bạn tiếp cận vấn đề một cách cởi mở từ đó dễ dàng kết thúc vấn đề hơn. 

Bạn càng ít chống lại sự thật rằng người yêu cũ vẫn tồn tại trong cuộc sống của bạn nhiều bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Làm chung công ty với nhau có nghĩa là bạn cần phải chấp nhận sự hiện diện của người đó cũng như cảm giác không thể tránh khỏi khi bạn phải gặp gỡ họ thường xuyên. Bạn nên cho phép cảm xúc này phai nhạt dần một cách tự nhiên thay vì ép buộc bản thân ngừng nghĩ về chúng. Cố gắng loại bỏ những suy nghĩ này sẽ hình thành sự hung hăng tiêu cực, ủ rũ, và cảm giác của bạn sẽ quay về nặng nề hơn bao giờ hết vào thời điểm mà bạn không ngờ đến.

Tập trung vào mục tiêu của bản thân

Bạn có thể phác thảo ra các mục tiêu của bản thân, ghi nhớ mục đích của bạn khi bắt đầu công việc. Nhìn thấy những mục tiêu lớn hơn, tập trung vào việc phát triển bản thân và các kỹ năng cần thiết sẽ giúp bạn có những cơ hội mới trong công việc. Bằng cách thiết lập mối liên kết này, bạn sẽ nhận thấy sự liên hệ giữa mục tiêu sự nghiệp và niềm hạnh phúc cá nhân to lớn hơn. 

Giao tiếp hiệu quả với người yêu cũ

Trình bày về ranh giới trong công việc

Bạn nên tận dụng cơ hội đầu tiên để nêu rõ tình hình công việc hiện tại và những ảnh hưởng của mối quan hệ cũ. Hãy giữ thái độ tích cực khi cả 2 gặp nhau ở vai trò mới. Chú ý không để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến công việc. Cuộc trao đổi của bạn có thể diễn ra tại các cuộc hẹn riêng hoặc tốt hơn hết là ở ngoài công ty để không ảnh hưởng đến công việc.

Làm rõ sự khác biệt

Mối quan hệ bây giờ đã ở cương vị hoàn toàn mới khi một người là nhân viên và một người là sếp. Cần phân định rõ khoảng cách trong công việc để cả 2 không trở nên khó xử. Khi cần trao đổi các vấn đề công việc với người, hãy nhớ rõ vai trò và nhiệm vụ của bạn, tránh để cảm xúc cá nhân làm ảnh hưởng đến công việc. 

Mở rộng các mối quan hệ xã hội 

Mọi căng thẳng mới mẻ phát sinh từ việc làm chung công ty với sếp là người yêu cũ có thể khiến bạn muốn tăng cường tham gia hoạt động và xây dựng mối quan hệ xã hội mới. Đừng ngần ngại cho bản thân cơ hội tìm kiếm những cuộc gặp gỡ, những người bạn mới để làm mới bản thân. Nếu bạn hài lòng với đời sống xã hội của mình một cách tổng thể, bạn sẽ ít có cảm giác muốn đem nó vào công việc hoặc xem công việc như cơ hội để dành thời gian ý nghĩa với người khác.

Bạn sẽ cần khoảng thời gian nhất định để thích nghi với sự thay đổi này. Đừng cố ép bản thân phải thay đổi ngay lập tức. Hãy chú tâm đến sự thay đổi của cảm giác và hướng đến những mục tiêu lớn công việc giúp bạn phát triển hơn. 

Những chuyện không mong muốn vẫn sẽ diễn ra chốn công sở, bằng thái độ chuyên nghiệp và luôn hướng đến mục tiêu, VietnamWorks tin rằng mọi chuyện rồi bạn sẽ giải quyết ổn thỏa thôi. Hy vọng bài viết trên sẽ cho bạn thêm góc nhìn cũng như là cách xử trí với những tình huống tréo ngoe xảy ra trong suốt hành trình đi làm.

Xem thêm: Người hướng nội xây dựng thương hiệu cá nhân ra sao?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Trong thế giới người trưởng thành, không hề có hai chữ dễ dàng.

Trong hành trình trưởng thành, mỗi người đều phải đối mặt với vô vàn thách thức và khó khăn, thế giới của người trưởng thành...

Chuyện tăng lương: Chờ cấp trên "lên tiếng" hay tự thân vận động

Chuyện tăng lương và đàm phán lương luôn là một chủ đề nhạy cảm và phức tạp nơi chốn công sở. Có nhiều người chọn...

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên nhiều “ma cũ” luôn tìm cách chống lại sự đổi...

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm đến trào lưu “thiền định để chữa lành”. Thiền không...

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười cho dân công sở. Nếu chứng bệnh hay quên...

Bài Viết Liên Quan

Trong thế giới người trưởng thành, không hề có hai chữ dễ dàng.

Trong hành trình trưởng thành, mỗi người đều phải đối mặt với vô vàn thách...

Chuyện tăng lương: Chờ cấp trên "lên tiếng" hay tự thân vận động

Chuyện tăng lương và đàm phán lương luôn là một chủ đề nhạy cảm và...

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên...

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm...

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers