adsads
8 1200x900 3
Lượt Xem 889

Lợi ích không ngờ từ việc giữ mối quan hệ với sếp cũ

Cách ứng xử giúp bạn vẫn làm bạn với sếp cũ

Đừng nghỉ việc quá bất ngờ

Rất nhiều bạn khi đã muốn nghỉ việc thì nghỉ luôn và kiếm bừa một lý do để nghỉ, chẳng cần suy nghĩ đến ai. Hoặc là bạn nghỉ việc ngay giữa lúc có nhiều lùm xùm, mâu thuẫn khiến bản thân rơi căng thẳng và không muốn tiếp tục duy trì quan hệ tốt với sếp.

Một trong những nguyên tắc nếu bạn muốn nghỉ việc hãy thì hãy cố gắng đừng bao giờ nghỉ vào thời điểm bạn đang khó khăn trong công việc. Khi nghỉ việc, hãy chọn thời điểm mà bạn cảm thấy cần thiết và nói chuyện “chia tay”. Đồng thời bạn cần chọn một lý do chính đáng như muốn phát triển bản thân tại những môi trường cao hơn, thử thách hơn. Như vậy, bạn chính tạo cho mình một một đường lui và cũng là tạo ra những cơ hội mới cho mình.

Lợi ích không ngờ từ việc giữ mối quan hệ với sếp cũ

Bàn giao công việc

Điều bạn cần làm tiếp theo là thống kê lại danh sách những công việc bạn làm và bảng hướng dẫn cách thực hiện để cho người kế tiếp đảm nhận vị trí của bạn. Nếu có thể, bạn nên dành thời gian để giúp người mới thành thạo với công việc, thuận lợi tiếp nhận vị trí mới. 

Chủ động tìm người thay thế

Nếu trong thời gian bàn giao công việc, bạn có thể chủ động đề cử những người phù hợp nếu công ty bạn vẫn chưa tìm được người thay thế bạn. Bạn có thể tìm kiếm nhân sự ngay trong công ty hoặc dựa trên mối quan hệ để đề xuất ứng cử viên thay thế. Bởi vì đã từng làm ở vị trí đó, bạn sẽ có kinh nghiệm hơn trong việc chọn người phù hợp để tiếp quản công việc của mình.

Bày tỏ lòng biết ơn

Bạn nên chia sẻ những cảm nhận của bạn với sếp cũ và những đồng nghiệp đã cùng bạn đi một quãng đường dài. Ngay cả khi đó là một môi trường làm việc không như ý muốn, bạn cũng nên nói lời cảm ơn với sếp cũ và các đồng nghiệp vì hợp tác trong suốt quá trình này, như vậy bạn sẽ dễ dàng tạo được thiện cảm trong mắt mọi người, nhất là sếp cũ của mình.

Giải quyết hết việc tồn đọng

Bạn tuyệt đối đừng vì sắp nghỉ việc nên chỉ làm việc qua loa lấy lệ và không hoàn thành hết nhiệm vụ. Đây sẽ là nguyên nhân khiến mọi người, đặc biệt là sếp cũ đánh giá bạn là người không có trách nhiệm. Như vậy, các khoản tiền còn lại trước khi bạn nghỉ việc có thể cũng bị ảnh hưởng. Hãy cố gắng thể hiện thật tốt tinh thần làm việc của bạn cho đến phút cuối cùng.

Lợi ích không ngờ từ việc giữ mối quan hệ với sếp cũ

Giúp đỡ

Khi bạn tìm một công việc mới, người tham chiếu thường được rất nhiều những nhà tuyển dụng quan tâm. Người tham chiếu đó chính là những người sếp cũ của bạn. Người tuyển dụng sẽ trực tiếp trao đổi với sếp cũ của bạn về vị trí công việc bạn đã làm, thái độ khi làm việc và hiệu suất làm việc của bạn như thế nào. Thông qua những điều này, họ sẽ quyết định bạn có trúng tuyển vào vị trí công việc hay không. Nếu bạn tạo được những ấn tượng tốt với cấp trên cùng một phong thái làm việc chuyên nghiệp, thì sếp cũ sẽ không ngại gì dành những lời khen tốt khi nói về bạn.

Lợi ích không ngờ từ việc giữ mối quan hệ với sếp cũ

Xem thêm: Cách từ chối khéo lời mời đi chơi từ đồng nghiệp

Trao đổi thông tin dễ dàng

Các phương tiện truyền thông xã hội là nơi bạn có thể cập nhật tình hình của sếp cũ cũng như kết nối, chia sẻ thông tin với họ. Bạn nên duy trì kênh thông tin này, bổ sung vào danh sách của bạn liên lạc của sếp cũ để tiện lợi cho việc trao đổi. Từ đó, bạn có thể kết nối với sếp cũ và trao đổi nhiều thông tin về cơ hội kinh doanh, cơ hội phát triển nghề nghiệp.

Cơ hội quay lại công ty cũ

Hãy thể hiện bạn là nhân viên “có tâm nhất quả đất”, tận tâm vì công việc cho đến ngày cuối cùng, hãy bàn giao và nhiệt tình hướng dẫn cho nhân viên mới và đừng quên viết thư hoặc trực tiếp gửi lời cảm ơn đến sếp và đồng nghiệp. Tác phong làm việc chuyên nghiệp sẽ giúp bạn ghi điểm và được đánh giá cao cũng như để lại hình ảnh tốt đẹp trong mắt mọi người. Bạn cũng nên giữ các mối quan hệ và thường xuyên liên lạc với các đồng nghiệp cũ, họ sẽ là tai mắt cho bạn khi công ty có những vị trí mới tiềm năng và đồng thời là cầu nối giúp bạn chiếm lợi thế hơn khi có ý định muốn quay về.

Dù từ bỏ một công việc có thể là một trong những điều khó khăn nhất mà bạn phải làm, thì cũng hãy khôn ngoan để tránh cho nhau những hệ lụy về sau. Ấn tượng ban đầu có thể rất quan trọng, nhưng ấn tượng cuối cùng còn quan trọng hơn. Hãy để sếp cũ nhớ về mình với sự tôn trọng và quý mến kể cả khi bạn đã rời bỏ công việc. Những lợi ích không ngờ từ việc giữ mối quan hệ với sếp cũ có thể là một kinh nghiệm tốt cho công việc và tương lai của bạn.

Khám phá thêm các việc làm tiềm năng và ứng tuyển ngay vị trí sau:

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Thay đổi cách quản lý cảm tính trước những hệ quả khôn lường

Phần lớn người đi làm nào hẳn cũng đã từng gặp một người sếp mà quyết định dường như dựa nhiều vào cảm xúc hơn...

Mong muốn khoản thưởng cuối năm: Không chỉ là tiền mà còn là sự công nhận

Tiền thưởng cuối năm thì ai cũng thích, nhưng được nhận thêm sự công nhận của cấp trên về nỗ lực làm việc của mình...

Không còn thưởng Tết và lương tháng 13, học cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng ăn Tết

Tết năm nay có thể không còn thưởng Tết và lương tháng 13 hiện đang là nỗi bận tâm của hầu hết người đi làm....

Cảm thấy chán nản với công việc hiện tại nhưng đổi việc liệu có phải là lựa chọn tốt?

Bạn chán việc nhưng đã bao giờ bạn test thử mình đang nằm ở cấp độ nào trong “thang đo chán việc” chưa? Nếu đang...

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán ngán công ty? Nếu bạn vẫn đang phân vân không...

Bài Viết Liên Quan

Thay đổi cách quản lý cảm tính trước những hệ quả khôn lường

Phần lớn người đi làm nào hẳn cũng đã từng gặp một người sếp mà...

Mong muốn khoản thưởng cuối năm: Không chỉ là tiền mà còn là sự công nhận

Tiền thưởng cuối năm thì ai cũng thích, nhưng được nhận thêm sự công nhận...

Không còn thưởng Tết và lương tháng 13, học cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng ăn Tết

Tết năm nay có thể không còn thưởng Tết và lương tháng 13 hiện đang...

Cảm thấy chán nản với công việc hiện tại nhưng đổi việc liệu có phải là lựa chọn tốt?

Bạn chán việc nhưng đã bao giờ bạn test thử mình đang nằm ở cấp...

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers