adsads
1 1200x900 1
Lượt Xem 2 K

Một lãnh đạo tài giỏi là người biết phân biệt rõ ràng chuyện công việc và cảm xúc cá nhân. Tách bạch mối quan hệ riêng tư và vị thế trong công việc sẽ giúp nhà lãnh đạo sáng suốt hơn khi giải quyết công việc chung. Chính vì vậy, họ ít có động lực để làm việc và cố gắng vì công việc nhiều hơn nữa.

  • Ôm đồm quá nhiều công việc

Chìa khóa lãnh đạo thành công là phải học cách trao quyền hiệu quả, bao gồm cả trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ và thẩm quyền cần thiết để thực hiện công việc thêm phần suôn sẻ. Vấn đề này có thể gây trì trệ trong công việc, bản thân bạn cũng trở nên căng thẳng và khó chịu vì không có đủ thời gian để làm hết mọi thứ. Là nhà lãnh đạo giỏi, bạn nên nhìn nhận được điểm mạnh và điểm hạn chế của cấp dưới để từ đó hướng dẫn, khuyến khích họ làm tốt công việc được giao.

  • Không nên phủ nhận công lao của cấp dưới

Khi làm việc, nhân viên nào cũng mong muốn công sức của họ được cấp trên công nhận và tán thưởng. Đôi khi chính điều này còn có tác dụng khích lệ tinh thần hơn cả sự tăng lương thưởng. Nếu người lãnh đạo luôn nói xấu, phủ nhận công lao của nhân viên thì sẽ càng khiến nhân viên có cảm giác xa rời công ty, không muốn gắn bó và chỉ làm cho xong việc. Bạn nên nhớ rằng động lực làm việc luôn là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công.

  • Trốn tránh trách nhiệm

Là một nhà quản lý, lãnh đạo, bạn phải chịu trách nhiệm về mọi thứ xảy ra trong bộ phận của mình. Tuy nhiên, những người sếp tồi luôn lảng tránh việc đối diện với thực tế, với trách nhiệm. Điều này không chỉ khiến bản thân người làm lãnh đạo không được nhân viên nể phục mà còn khiến cả công ty bị ảnh hưởng.

  • Thất hứa

Các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Florida – Mỹ đã thực hiện một cuộc khảo sát với nhóm nhân viên không thay đổi công việc của mình và nhóm nhân viên đưa ra quyết định rời bỏ ông chủ hiện tại. Trong đó, họ thấy được rằng một trong những nguyên nhân chính khiến họ nghỉ việc chính là do ông chủ không giữ lời hứa. Điều đó cho thấy lời hứa của lãnh đạo dù rất nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn với nhân viên. Lòng tin của các nhân viên sẽ bị suy giảm khi họ nhận ra rằng sếp không làm đúng những gì đã hứa.

  • Không tôn trọng nhân viên

Đây là vấn đề mà không ít nhà quản lý gặp phải. Nếu công việc như mong đợi thì không đáng nói, nhưng một khi mọi chuyện diễn ra không như ý, cấp quản lý sẵn sàng trút hết tức giận, nổi nóng với nhân viên của họ. Nếu nhân viên không được tôn trọng mà thường xuyên bị sếp ngược đãi không sớm thì muộn, họ sẽ rời bỏ công việc.

  • Can thiệp quá nhiều vào công việc của nhân viên

Khi bạn tin tưởng nhân viên của mình và tạo cho họ môi trường làm việc thân thiện, thoải mái họ sẽ hết mình vì công việc và mang lại hiệu quả công việc tốt nhất. Những nhân viên giỏi họ muốn tự phát huy khả năng nhiều hơn là bị quản lý gò bó, bó hẹp trong khuôn khổ. 

  • Xem nhẹ vai trò của nhân viên trong nhóm

Nhân viên nhận ra người lãnh đạo của mình chỉ sử dụng mình làm công cụ để giúp công ty đạt thành tựu và danh tiếng. Khi thành công đã đạt được cũng là lúc họ bị phớt lờ và không được nhìn nhận năng lực. Điều này sẽ chỉ khiến tình trạng nhân viên chán nản và muốn bỏ việc để tìm nơi mà vai trò của họ trong công ty được công nhận xứng đáng.

Trên đây là những lý do khiến bạn bị nhân viên ghét bỏ. Hãy dành thời gian và nhìn nhận lại bản thân xem mình có vướng phải điều nào ở trên không nhé. Muốn nhận được sự tôn trọng và tín nhiệm của nhân viên thì trước hết người đi đầu phải làm gương. Trong mọi tình huống, nhà lãnh đạo cũng cần phải xử lý khéo léo để người khác tâm phục khẩu phục. Vì vậy, biết cách xử lý thế nào với nhân viên thiếu tôn trọng mình sẽ giúp bạn lấy được thiện cảm và duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.

Xem thêm: Sếp không có công cụ đánh giá, làm sao để chứng tỏ năng lực bản thân?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers