• .
adsads
shutterstock 2103213173 1
Lượt Xem 1 K

Xây dựng mối quan hệ hòa bình nơi công sở

Đồng nghiệp là những người mà bạn sẽ thường xuyên tiếp xúc với họ và cùng nhau hợp tác trong cách công việc chung của công ty. Tranh luận, tranh cãi hoặc mâu thuẫn với đồng nghiệp không còn là việc xa lạ. Nếu bạn cứ giữ tâm trạng khó chịu,  bực bội trong lòng, hiệu suất làm việc sẽ giảm sút đáng kể.

Thay vào đó, hãy tìm cách xây dựng mối quan hệ hòa bình với mọi người xung quanh, không cần thân thiết, chỉ cần không làm phiền đến nhau để những tác động tiêu cực không ảnh hưởng đến tâm trí của bạn là cũng đủ giúp bạn giảm thiểu stress trong công việc rồi.

Chia nhỏ KPI để giảm áp lực công việc

Thông thường, chúng ta sẽ cảm thấy áp lực khi đối mặt với KPI quá lớn, nhìn vào thôi đã thấy choáng, mỗi ngày trôi qua thấy mình còn cách xa KPI quá thì sẽ càng áp lực hơn. Chính vì thế, một trong những cách giúp bạn giảm áp lực công việc khi đi làm chính là hãy chia nhỏ KPI. Như thế sẽ giúp bạn theo sát KPI hơn, biết rõ mục tiêu hàng tuần mà mình phải theo đuổi là gì, từ đó, bạn sẽ có kế hoạch làm việc hợp lý, theo sát tiến độ công việc, lần lượt đạt được từng cột mốc KPI và tất nhiên là cũng giảm bớt áp lực công việc.

Quản lý, sắp xếp công việc hợp lý để giảm áp lực

Khi khối lượng công việc quá lớn và deadline gấp gáp, thì bắt buộc bạn phải có kỹ năng quản lý, sắp xếp công việc sao cho hợp lý để giảm áp lực công việc. Chính vì thế, để giảm áp lực công việc thì bắt buộc bạn phải trau dồi kỹ năng quản lý, sắp xếp công việc. Hãy liệt kê ra tất cả công việc cần làm, kèm theo deadline cụ thể, và sắp xếp chúng theo những khoảng thời gian và trình tự hợp lý. Đồng thời, hãy đảm bảo giờ nào việc đó, lần lượt hoàn thành từng công việc theo đúng thứ tự đã đặt ra, như thế sẽ giúp bạn quản lý công việc tốt hơn và giảm được áp lực công việc.

Thay đổi lại góc nhìn của bạn

Khi bạn trải qua lo lắng và căng thẳng trong một thời gian dài, tâm trí của bạn có xu hướng nhảy đến kết luận và nhìn nhận mọi tình huống với một lăng kính tiêu cực. Thay vì đưa ra những đánh giá chủ quan, bạn có thể thử thay đổi lại góc nhìn tích cực hơn. Nếu đằng nào bạn cũng không biết chính xác người ta nghĩ gì, bạn cũng chẳng nên tự làm tăng stress khi tưởng tượng những điều tiêu cực.

Trau dồi năng lực bản thân để giảm áp lực

Một trong những lý do khiến bạn đi làm mà cảm thấy áp lực chính là vì mình hoàn thành công việc không tốt, đang cảm thấy công việc được giao quá sức so với mình. Chẳng hạn như trau dồi thêm kiến thức chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng mềm liên quan đến công việc. Như thế thì những áp lực công việc khiến bạn bị stress sẽ dần tan biến, thậm chí bạn còn thấy cực kỳ tự tin, tự hào về năng lực bản thân và gia tăng cơ hội thăng tiến trong tương lai đấy.

Trên đây là những cách giúp bạn giảm áp lực công việc khi đi làm, khả năng cao rằng chúng sẽ hữu ích với bạn đấy. Nếu mỗi ngày bạn đang đi làm với một mớ áp lực quẩn quanh trong đầu, thì hãy thử áp dụng những giải pháp trên nhé!

Xem thêm: Phương pháp làm việc hiệu quả nơi công sở

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc,...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers