adsads
shutterstock 2143488295 2
Lượt Xem 3 K

bạn thân cùng làm chung công ty, sáng sớm các bạn có thể đi làm cùng nhau, cùng nhau trải qua những nhiệm vụ, những buổi ăn trưa và được tâm sự với nhau hằng ngày… Nghe qua có vẻ thấy hấp dẫn rồi đấy. Nhưng, liệu chuyện này kéo dài có khiến tình bạn của hai gặp rắc rối hay không? Khi rơi vào những tình huống rắc rối trong công việc, cả hai có thể xử lý một cách tinh để không sứt mẻ tình bạn không?

Nên hay không cùng bạn thân làm việc chung công ty

Những rắc rối khi có bạn thân làm việc chung công ty

Không có cơ hội kết bạn mới

Là một nhân viên mới, bạn luôn tìm cách tự mình hòa nhập vào văn hóa của công ty bằng cách đi ăn cùng đồng nghiệp, tham gia vào những buổi ăn xế của họ,… Khi có bạn thân làm chung công ty, hai bạn sẽ cùng ăn trưa, cùng làm việc và cùng về nhà,… Về lâu dài, bạn sẽ tự cắt đi các cơ hội được làm quen với những người đồng nghiệp mới nơi làm việc, bạn không dành thời gian để tìm hiểu và xây dựng mối quan hệ với những người khác. Lâu dài, bạn không thể mở rộng thêm mối quan hệ với mọi người, còn có thể khiến mọi người nghĩ rằng bạn là người khó gần, lạnh lùng.

Đặc biệt, nếu như bạn với bạn thân làm chung cùng một văn phòng, sẽ khiến cả hai phụ thuộc vào nhau. Và cả hai không thể làm tốt công việc nếu như không có đối phương, dù làm việc cùng bạn thân của rất thú vị nhưng có một số đầu công việc yêu cầu bạn phải làm một mình. Và thật tệ nếu như bạn không có kỹ năng làm việc độc lập để hoàn thành công việc.

Mất tập trung

Bạn kiếm được công việc và bạn muốn tập trung hoàn toàn năng lượng vào công việc của mình. Nhưng ngay khi, bạn nhìn thấy người bạn thân của bạn, bạn đã lập tức bỏ đi ý niệm tập trung trong đầu và muốn chạy ngay tới chỗ người bạn để tán phét cả một ngày trời về những câu chuyện đồng nghiệp này nọ trong công ty hay những câu chuyện phiếm giết thời gian,… Điều này dẫn tới việc bạn mất tập trung vào công việc, chậm trễ tiến độ của cả phòng và bạn còn bị sếp mắng, nặng nề hơn là bạn còn bị công ty sa thải. 

Công việc và cuộc sống riêng tư đan xen 

Chúng ta thường tìm đến bạn thân vào buổi tối hoặc cuối tuần để xả những tiêu cực khi đi làm, bạn bè cảm thấy thoải mái khi ngồi cạnh nhau mà không cần nhắc tới những kế hoạch hay công việc cần thực hiện. Nhưng nếu bạn thân làm chung công ty với bạn thì rất có thể những chuyện xảy ra tại công ty sẽ được mang về nhà. Sau đó, những chủ đề về phim ảnh, idol, những bản nhạc hấp dẫn hay những cuốn sách thú vị… dần dần được thay thế bằng những dự án, kế hoạch về công việc, các bạn sẽ dành hàng đống thời gian trong những ngày nghỉ ngơi chỉ để nói về biện pháp giúp các bạn hoàn thành dự án để đạt kết quả tốt.

Tất nhiên, việc xung đột ý kiến cũng hoàn toàn có thể xảy ra khi bạn làm chung với bạn thân của mình. Nếu như, cả hai tranh cãi nhau tới mức không muốn nhìn thấy nhau, sẽ tạo ra tình huống khó khăn cho cả hai khi làm chung cùng một công ty. Vậy nên, hãy xem xét kỹ càng có nên làm việc chung với bạn thân của mình không nhé!

Bị so sánh tại công ty

Việc cạnh tranh trong môi trường công sở là chuyện không thể tránh khỏi. Nếu như người bạn thân của bạn thăng tiến nhanh hơn và được tăng lương, còn bạn mãi vẫn lẹt đẹt tại vị trí cũ và còn bị sếp đem ra so sánh với người bạn của mình. Liệu bạn có cảm thấy khó chịu không? Hay, bạn được sếp trọng dụng và được công ty khen thưởng, tăng chức cho bạn, bạn có cảm thấy ái ngại với người bạn của mình không? Ngược lại, nếu như bạn thân của bạn được trọng dụng, bạn có cảm thấy ghen tị không? Thế nên, dù bất cứ chuyện gì xảy ra, bạn vẫn sẽ bị cảm xúc tiêu cực bao vây lấy tâm trí.

Bị so sánh tại công ty

Xem thêm: Tôi bất ngờ bị cho thôi việc vì từ chối làm việc vào ngày nghỉ

Những biện pháp để giữ tình bạn

Nếu như bạn với bạn thân của bạn làm việc chung với nhau cùng một công ty, bạn muốn giữ mối quan hệ tình cảm của hai. Vậy, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:

  • Kiểm soát cái tôi: Bạn nên nhớ rằng công việc là công việc, chơi là chơi. Khi đi làm, bạn nên hạ cái tôi của mình, chấp nhận khi bạn gặp sai lầm hay cần sự giúp đỡ. Nếu bạn thân của bạn phê bình và chỉ ra cái sai của bạn trong công việc, bạn nên nhận ra rằng tất cả mọi điều đó là vì lợi ích của công việc. Hãy hoàn thành công việc một cách cẩn thận, không cẩu thả. Đừng vì cái tôi mà xung đột với bạn bè của mình.
  • Kiểm tra lại năng lực của bản thân: Nếu như bạn thấy bạn thân của mình được thăng chức, bạn nên cố gắng nhìn nhận lại bản thân, kiểm tra lại những cơ hội để đảm bảo rằng bạn cũng có thể phát triển một cách chuyên nghiệp. Và, hãy xem đó là một động lực giúp bạn thay đổi và trưởng thành hơn.

Lưu ngay các tin tuyển dụng các ngành nghề tiềm năng được tìm kiếm phổ biến:

– HR Insider –
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Trong thế giới người trưởng thành, không hề có hai chữ dễ dàng.

Trong hành trình trưởng thành, mỗi người đều phải đối mặt với vô vàn thách thức và khó khăn, thế giới của người trưởng thành...

Chuyện tăng lương: Chờ cấp trên "lên tiếng" hay tự thân vận động

Chuyện tăng lương và đàm phán lương luôn là một chủ đề nhạy cảm và phức tạp nơi chốn công sở. Có nhiều người chọn...

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên nhiều “ma cũ” luôn tìm cách chống lại sự đổi...

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm đến trào lưu “thiền định để chữa lành”. Thiền không...

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười cho dân công sở. Nếu chứng bệnh hay quên...

Bài Viết Liên Quan

Trong thế giới người trưởng thành, không hề có hai chữ dễ dàng.

Trong hành trình trưởng thành, mỗi người đều phải đối mặt với vô vàn thách...

Chuyện tăng lương: Chờ cấp trên "lên tiếng" hay tự thân vận động

Chuyện tăng lương và đàm phán lương luôn là một chủ đề nhạy cảm và...

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên...

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm...

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers