adsads
Untitled design 2
Lượt Xem 2 K

Giữ chân người giỏi là chiến lược quản lý nhân sự, không phải là biện pháp đối phó nhất thời, đừng chờ đến khi nhân viên cảm thấy có quá nhiều stress và buộc phải dừng lại.

Hãy tham khảo những cách quản lý nhân sự hiệu quả khiến nhân viên yêu việc và gắn bó hơn.

 

Đừng keo kiệt các khoản lương thưởng và phúc lợi

Quá trình tuyển dụng người mới là một quá trình tốn kém về thời gian, công sức của công ty. Quan trọng hơn khi tuyển người mới, bạn phải tốn thời gian để đào tạo họ và họ phải mất một khoảng thời gian để bắt kịp công việc của người cũ. Hãy nghĩ xem nếu bạn có thể trả lương cao hơn 5- 10% so với mức lương trung bình trên thị trường lao động thì tỷ lệ nhân viên xin nghỉ sẽ ít hơn bao nhiêu? Ngoài ra, chế độ thưởng cũng rất quan trọng. Hãy nhớ rằng chỉ một phần thưởng nhỏ nhưng được trao một cách xứng đáng thì cũng khiến nhân viên hài lòng.

 

Khuyến khích sự sáng tạo cá nhân

Quản lý nhân sự - Làm sao để nhân viên yêu việc hơn?

Bất kỳ nhân viên nào cũng mong muốn có một tiếng nói trong công ty. Quản lý nhân sự bằng những hành động khuyến khích nhân viên, tôn trọng ý kiến cá nhân của họ, khen thưởng những ý tưởng sáng tạo và nổi trội. Đây là cách hay giúp nhân viên đầu tư chất xám cho công việc. Điều này giúp họ có cảm giác công việc của họ cũng quan trọng, họ đang góp phần không nhỏ cho sự phát triển của công ty, từ đó sẽ gắn bó lâu dài với công ty hơn.

 

Tạo bản đánh giá cho cả công việc và công ty

Để quản lý nhân sự hiệu quả, hãy tạo một bản đánh giá công việc từ 2 phía, nhân viên không chỉ tự đánh giá bản thân mà còn đánh giá công ty và nêu lên ý kiến của mình. Việc này có 2 cái lợi:

  1. Nhân viên sẽ có cơ hội bộc lộ đóng góp ý kiến để công ty tốt hơn. Khi nhân viên nhận thấy họ có thể thoải mái cho ý kiến và bày tỏ thái độ mà không bị một “áp lực” nào đó, bạn có thể nhận thêm nhiều ý tưởng hay ho, hoặc ít nhất bạn cũng có thể “khám phá” thêm những điều tồn tại trong team của bạn mà bạn chưa hề biết đến.
  2. Đây sẽ là cơ hội tốt để khuyến khích nhân viên đưa ra những ý tưởng mới cho công ty. Khi nhân viên mới của bạn cảm giác họ có quyền bộc lộ ý tưởng và nêu lên những vấn đề đang tồn tại trong công ty, và họ biết rằng sẽ có một biện pháp giải quyết những vấn đề đó, như thể họ cũng là nhân tố góp phần không nhỏ cho sự phát triển trong tương lai của công ty. Họ sẽ tự hào và yêu mến công việc hơn.

 

Biến công ty thành gia đình thứ hai của nhân viên

Ngoài gia đình thì công ty là nơi chúng ta dành nhiều thời gian nhất trong tuần. Do đó, tốt hơn hết hãy biến công ty thành gia đình thứ hai, tạo cảm giác thân thiện, vui vẻ nơi làm việc. Thường xuyên tổ chức các sự kiện nội bộ vào các ngày lễ trong năm, team building, tặng quà sinh nhật… để nhân viên cảm thấy được trân trọng và yêu thương. Luôn quan sát và đề nghị giúp nhân viên giải quyết vấn đề của họ, giúp họ cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Hãy quan tâm và đầu tư vào nhân viên bạn, cho họ biết bạn quan tâm đến nhu cầu cá nhân của họ và muốn họ gắn kết lâu dài với công ty như thế nào. Khi bạn khiến họ hạnh phúc thế nào khi làm việc ở đây, họ sẽ không ngừng phấn đấu và thể hiện tốt nhất cho công việc.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers