adsads
10 1200x900
Lượt Xem 14 K

Nếu không tham gia vào các buổi trò chuyện với đồng nghiệp, chúng ta thường bị đánh giá là người thiếu hoạt ngôn, không năng động và bị xem như là người thích sống tách biệt tại công sở. Vậy nên, bạn cần phải có cách thiết lập các ranh giới hợp lý, phân biệt rõ ràng cuộc sống riêng tư và cuộc sống công sở, nhờ đó bạn có thể đảm bảo sự kín đáo về cuộc sống riêng của mình. Tham khảo những cách ở dưới đây, bạn sẽ tìm được phương hướng giải quyết phù hợp cho mình.

Phân biệt chuyện công việc và cuộc sống riêng tư

Phân chia những chuyện có thể nói được và chuyện không nên nói

Bạn nên lập một danh sách về những chủ đề không nên nói ở công ty, việc phân định rạch ròi này sẽ giúp bạn tránh được những tình huống lỡ lời khó xử. Tuy nhiên sẽ chẳng có nổi một quy chuẩn riêng cho danh sách đen này, nên chúng ta có thể dựa vào văn hóa của mỗi công ty và quan điểm của bản thân để tạo cho mình một danh sách đen cho riêng mình.

Trong danh sách đen này, các chủ đề cần tránh không nên nói tới: chuyện bí mật gia đình, tôn giáo, tình yêu, thói quen vui chơi, việc làm cá nhân, bí mật của bản thân,… Những yếu tố nào bạn cảm thấy không thoải mái hoặc không muốn chia sẻ cho đồng nghiệp biết, bạn cũng nên đưa chúng vào danh sách này. Để mỗi khi nói chuyện phiếm với đồng nghiệp, bạn có thể viện cớ rút ra khỏi cuộc trò chuyện về chủ đề bạn muốn tránh.

Bạn cũng đừng lo lắng vì sợ thiếu chủ đề nói chuyện, chúng ta có thể bàn về những chủ đề xảy ra xung quanh chúng ta: đọc sách, bộ phim hấp dẫn, công việc,.. Những câu hỏi mang tính riêng tư gây ảnh hưởng tới cuộc sống riêng của bạn, bạn có thể lựa chọn từ chối trả lời chúng. Bởi vì pháp luật vẫn luôn bảo vệ quyền lợi riêng tư của mỗi cá nhân.

Không nên thể hiện cảm xúc cá nhân ở nơi làm việc

Những cảm xúc phấn khích hay là tiêu cực của bạn nếu thể hiện ở nơi công cộng thông thường sẽ bị mọi người đánh giá. Có thể bạn vừa trải qua những chuyện không vui trong cuộc sống: gia đình bạn đang gặp rắc rối, bạn và người yêu đang chiến tranh với nhau, bạn làm rơi mất ví tiền, bạn có một cuộc tranh cãi với sếp… Hoặc, bạn gặp được những chuyện vui trong cuộc sống như: bạn nhận thêm được một công việc nữa, công việc bạn hằng mong ước hoặc là bạn trúng xổ số độc đắc, số tiền giúp bạn được thoải mái trong 2-3 năm,…

Tất cả những cảm xúc được bộc lộ ra của bạn sẽ kích thích trí tò mò của đồng nghiệp. Đôi khi câu chuyên không rõ ràng và mập mờ lại là những chủ đề của các câu chuyện hư cấu được thêu dệt từ chính những đồng nghiệp xung quanh của mình.

Việc che giấu cảm xúc không phải là điều dễ dàng, và chúng ta không thể nào xin nghỉ 1 ngày chỉ để giải tỏa những cảm xúc hoặc là tức khắc chạy về nhà để xả một trận. Ngồi vào bàn làm việc và gõ mạnh vào bàn phím cũng gây ảnh hưởng tới người khác. Bạn nên biết rằng khi bạn xảy ra chuyện, sẽ có hàng tá con mắt và những chiếc lỗ tai được dựng đứng chỉ để hóng hớt câu chuyện cùng với những lời bạn định tuôn ra. 

Vậy nên, cách hiệu quả nhất lúc này, bạn có thể chọn những nơi kín đáo như hành lang đi bộ hay nhà vệ sinh để giải tỏa, nên nhớ là chỉ ở mức độ vừa phải. Mỗi buổi sáng, trước khi bước ra khỏi cửa nhà, bạn có thể một hơi thật sâu và thở ra, đây cũng là phương pháp giúp bạn lấy lại tinh thần và bỏ lại những cảm xúc tiêu cực để bắt đầu một ngày mới.

Những cuộc gọi cá nhân

Nếu bạn đang cố gắng tách việc cá nhân với đời sống công việc, bạn cần phải tránh mang những chuyện riêng tư cá nhân tới công ty. Có nghĩa là bạn cần giảm thiểu mọi cuộc điện thoại và email cá nhân khi bạn đi làm.

Bạn có thể lắng nghe các cuộc gọi khẩn cấp từ gia đình. Nhưng không nên dùng điện thoại, Facebook, Zalo chỉ để chat hoặc gọi điện tán phét với bạn bè. Hay, những email từ những việc cá nhân của bạn, cũng không nên kiểm tra thường xuyên trong giờ làm việc.

Duy trì sự chừng mực đối với các mối quan hệ trong công việc

Thân thiện

Dù bạn không muốn chia sẻ những chuyện đời sống riêng tư với đồng nghiệp, bạn vẫn có khả năng giúp mối quan hệ trong công việc được phát triển tốt đẹp, bởi hầu hết những mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp cũng là một trong những động lực đi làm, giúp cho khoảng thời gian đi làm của bạn trở nên thú vị hơn.

Tìm kiếm các chủ đề trò chuyện không phải điều gì quá khó khăn, bạn với đồng nghiệp có thể trò chuyện với nhau về những chủ đề khác: ẩm thực, sách báo, phim ảnh, TV,.. cũng là một trong những phương pháp tốt để tán gẫu và tạo độ thiện cảm cho đồng nghiệp mà không cần phải bàn về chuyện cá nhân.

Linh hoạt 

Việc phân chia rạch ròi giữa đời sống riêng tư và công việc là chuyện quan trọng nhưng đôi khi mình cũng cần có sự linh hoạt để tránh việc bản thân bị cô lập. Nếu bạn có lời mời đi ăn hay đi uống từ đồng nghiệp sau giờ làm việc, hãy thỉnh thoảng tham gia cùng họ nhưng nên nhớ: nếu nó là chủ đề khiến bạn cảm thấy thoải mái.

Mạng xã hội

Công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển, mọi người dùng mạng xã hội như một công cụ để kết nối và chia sẻ những câu chuyện cá nhân của mình. Vô hình trung những mạng xã hội như Facebook, Instagram,… lại trở thành vũ khí ảnh hưởng tới hình tượng chuyên nghiệp mà bạn muốn xây dựng ở nơi công sở. Bởi chỉ cần một nút nhấn theo dõi, mọi người có thể soi mói về đời tư của bạn. Cho nên, để tránh việc bạn không thích chia sẻ những khoảnh khắc riêng tư cá nhân bạn có thể lựa chọn sử dụng phương thức liên lạc khác cho đồng nghiệp chỉ để nói chuyện trong công việc. Còn những tài khoản mạng xã hội chính của bạn dùng để kết bạn với bạn bè. Nên nhớ, bạn không nên đăng nhập các tài khoản riêng tư trên thiết bị chung của công ty.

Xem thêm: Đồng nghiệp tò mò về mức lương của tôi, phải xử lý thế nào?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt được kết quả như mong đợi. Đây có thể là...

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn đóng vai trò quan trọng để duy trì một không...

Kịch bản thưởng Tết 2024: cuộc đời nở hoa hay cuộc sống bế tắc

Mỗi dịp Tết đến, không chỉ là thời gian sum vầy bên gia đình, mà còn là lúc mọi người mong đợi những khoản thưởng...

Áp lực công việc cuối năm đè nặng, tôi càng mất dần niềm vui đón Tết sớm

Chỉ chưa đầy 3 tháng nữa là Tết, nhưng trong khi mọi người xung quanh đang háo hức với những kế hoạch đón năm mới,...

Đâu là điều nhân viên dễ bị "dạy hư" bởi văn hóa doanh nghiệp độc hại?

Khi làm việc trong một văn hóa công sở độc hại, không ít người dần dần mất đi sự nhiệt huyết và thậm chí biến...

Bài Viết Liên Quan

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt...

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn...

Kịch bản thưởng Tết 2024: cuộc đời nở hoa hay cuộc sống bế tắc

Mỗi dịp Tết đến, không chỉ là thời gian sum vầy bên gia đình, mà...

Áp lực công việc cuối năm đè nặng, tôi càng mất dần niềm vui đón Tết sớm

Chỉ chưa đầy 3 tháng nữa là Tết, nhưng trong khi mọi người xung quanh...

Đâu là điều nhân viên dễ bị "dạy hư" bởi văn hóa doanh nghiệp độc hại?

Khi làm việc trong một văn hóa công sở độc hại, không ít người dần...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers