Tú Anh – một tân sinh viên khối C đã cảm thấy hối hận khi chưa hoàn thành hết học kỳ 1 của mình. Nguyên nhân xuất phát từ lời dè bỉu và áp lực của gia đình. Bởi nhiều người vẫn cho khối thi này sẽ chẳng chọn được ngành nghề ổn định.
Trên thực tế, đây là tâm lý chung của rất nhiều người. Khi nhiều doanh nghiệp có xu hướng tuyển dụng các chuyên ngành kinh tế, sinh viên khối C dường như khó tìm chỗ đứng khi ra trường. Vậy lựa chọn khối thi này sự nghiệp của bạn sẽ thực sự bế tắc? Câu trả lời là “ Không!”.
Nếu bạn yêu thích và đủ năng lực lựa chọn khối thi này, hãy tìm hiểu những thông tin sau đây để phản bác lại những luận điểm sai lầm trên nhé.
1. Tổng quan về khối C
Khối C được biết đến là tổ hợp các môn khoa học xã hội. Trong đó, ngữ văn là môn bắt buộc trong tất cả các tổ hợp khối C. Nhắc đến khối thi này, chúng ta vẫn hay lầm tưởng chỉ có 3 môn: Văn, Sử, Địa là chủ yếu. Vì thế, tổ hợp 3 môn này được nhiều người lựa chọn và quan tâm đến cơ hội nghề nghiệp về sau. Vậy khối C00 gồm những ngành nào? Các tổ hợp khác gồm những lựa chọn chuyên ngành gì? Đây là câu hỏi chung của rất nhiều người.
Để giải quyết thắc mắc trên, trước tiên; chúng ta cần nắm rõ môn thi của từng tổ hợp khối C sau:
C00: Văn, Sử, Địa
C01: Văn, Toán, Lý
C02: Văn, Toán, Hóa
C03: Văn, Toán, Sử
C04: Văn, Toán, Địa
C05: Văn, Địa lý, Hóa
C06: Văn, Lý, Sinh
C07: Văn, Lý, Sử
C08: Văn, Hóa, Sinh
C09: Văn, Lý, Địa
C10: Văn, Hóa, Sử
C11: Văn, Hóa, Địa
C12: Văn, Sinh, Sử
C13: Văn, Sinh, Địa
Nếu bạn là người có khả năng ghi nhớ tốt và yêu thích các môn xã hội, khối C là lựa chọn dành riêng cho bạn. Hiện nay, có nhiều trường đào tạo các chuyên ngành khối C nổi tiếng như: Đại học Khoa học xã hội nhân văn, Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Học viện báo chí tuyên truyền,…
2. Khối C nên học ngành gì?
Trong thời đại toàn cầu hóa, các khối thi ngành kinh tế được nhiều bạn trẻ quan tâm ứng tuyển hơn cả. Trong khi đó, khối C bị “ghẻ lạnh” vì khó xin việc làm. Thực chất những lời đồn đoán kia có đúng sự thật? Khối C học ngành gì mới tốt? Sinh viên chuyên ngành khối C làm nghề gì khi ra trường? Sau đây là TOP 4 ngành nghề cực Hot dành riêng cho các bạn trẻ lựa chọn khối thi này.
Báo chí – truyền thông
Chuyên ngành này đào tạo cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cần thiết để tác nghiệp trong ngành báo chí – truyền thông. Đến với chuyên ngành này, bạn sẽ được giảng dạy những kiến thức về lịch sử, thế giới, biết cách phân tích tình hình trong nước và thế giới. Đặc biệt, đối với những bạn trẻ năng động thích tác nghiệp bên ngoài; bạn sẽ được hướng dẫn cách phỏng vấn, săn tin và chụp hình, làm phóng sự điều tra,… Đây là một chuyên ngành thú vị thu hút nhiều sĩ tử.
Vậy có những cơ hội việc làm nào cho chuyên ngành này? Bạn có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí khác nhau như:
- Phóng viên
- Biên tập viên
- Bình luận viên
- Quay phim
- Đạo diễn
- Nhân viên truyền thông
- Chuyên viên marketing
Sư phạm
Nghề giáo luôn là một trong những công việc đáng kính trọng nhất. Nhất là ở Việt Nam, hình ảnh người thầy được ví như người lái đò thầm lặng giúp các thế hệ trẻ tiếp cận nền giáo dục và tri thức tốt nhất. Tuy vất vả, nhưng đây là công việc mang lại nhiều niềm vui. Nếu đủ tình yêu với các bạn nhỏ, các sĩ tử có thể lựa chọn khối thi này để theo đuổi nghề giáo viên. Đến với lựa chọn này, bạn có thể chọn những công việc như:
- Sư phạm mầm non/ tiểu học
- Sư phạm Ngữ văn/ Lịch sử/Địa lý
- Quản trị văn phòng
Quản lý nhà nước
Đã bao giờ bạn tự hỏi “Học ngành gì để xin được một chân vào khối hành chính nhà nước chưa?”. Khối C chính là lựa chọn dành cho những bạn thích công việc văn phòng ở các đơn vị nhà nước. Đến với chuyên ngành này, bạn sẽ được đào tạo kiến thức về luật pháp, hành chính, quản lý và chính trị xã hội.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này có thể xin việc ở các vị trí sau:
- Cán bộ hành chính văn thư
- Quản lý công
- Công viên chức nhà nước
Luật
Nếu vẫn còn phân vân chưa biết chọn gì, ngành luật là lựa chọn không tồi dành cho bạn. Đến với chuyên ngành này, bạn sẽ được đào tạo kiến thức về luật pháp, chính trị, văn hóa và xã hội. Chỉ cần bạn chịu khó và ghi nhớ tốt các điều luật, cơ hội làm việc của chuyên ngành này cao với thu nhập cực kỳ hấp dẫn.
Bạn có thể làm những công việc liên quan ngành này như:
- Luật sư
- Kiểm sát viên
- Chuyên viên pháp lý
- Thẩm phán
Ngoài những liệt kê trên, ngành xã hội học cũng đang là một trong số chuyên ngành thu hút chú ý của nhiều bạn trẻ. Vậy học xã hội học ra làm gì? Chuyên ngành này đào tạo các ngành liên quan đến xã hội như: Tâm lý học, công tác xã hội, dân số học,… Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này có thể tìm kiếm các công việc đa dạng như: truyền thông, nghiên cứu thị trường, quan hệ khách hàng, bán hàng,…
Trên thực tế, mỗi khối thi đều có ngành nghề phù hợp với nhu cầu của xã hội. Các ngành nghề khối C rất đa dạng với nhiều lựa chọn khác nhau cho sinh viên. Chỉ cần bạn yêu thích và đủ kiên trì theo đuổi, thành công sẽ đến với bạn. Nên chúng ta không cần quá bận tâm đến việc “Học khối C làm nghề gì?”. Hãy tự hỏi đam mê của bản thân là gì và tìm cách biến nói thành mục tiêu để phấn đấu.
Trên đây là những thông tin liên quan đến khối C và cơ hội nghề nghiệp cho các bạn trẻ tốt nghiệp khối thi này. Hy vọng sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho các sĩ tử khi lựa chọn khối thi sắp tới.
>> Xem thêm: Xin nghỉ việc như thế nào để không bị cho là bội bạc?
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.