adsads
7 cau hoi phong van giup xac dinh tri tue cam xuc cua ung vien 3
Lượt Xem 33 K

Tuyển đúng người đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành văn hoá doanh nghiệp, đồng thời góp phần không nhỏ đối với thành công tương lai của công ty. Những câu hỏi phỏng vấn có thể khai thác tối đa thông tin là nhân tố chính giúp nhà tuyển dụng chọn được ứng viên phù hợp.

Bà Mariah Deleon, Phó chủ tịch Glassdoor – website chuyên xếp hạng, đánh giá nhân sự chia sẻ: Dù mỗi công ty có những giá trị và văn hoá khác nhau thì sự thành công của nó phụ thuộc rất nhiều vào trí tuệ cảm xúc của mỗi cá nhân, một yếu tố cần phải có khi chọn lựa nhân tài.

Dưới đây là bảy câu hỏi hữu ích giúp bạn khám phá được những ứng viên có trí tuệ cảm xúc vượt trội.

  1. Ai là người truyền cảm hứng cho bạn, và tại sao?

Câu trả lời thường sẽ giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng nắm bắt được ai chính là hình mẫu lý tưởng trong cuộc sống của ứng viên. Ông Craig Cincotta, Giám đốc Nhân sự của Porch cho rằng câu hỏi này giúp cho nhà tuyển dụng hiểu được hành vi và cách ứng xử của người tìm việc.

  1. Nếu bạn có cơ hội thành lập một công ty vậy thì ba giá trị cốt lõi của công ty bạn sẽ là gì?

Những mối quan hệ tốt đẹp thường bắt đầu từ niềm tin và những giá trị chung giữa người với người. Theo như Giám đốc Tài chính của trang thương mại điện tử Bigcomerce, Robert Alvarez, thông qua câu trả lời của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể biết được những ưu tiên cũng như sự trung thực và liêm chính của người đó.

  1. Nếu như định hướng hay ưu tiên kinh doanh của công ty thay đổi, thì bạn sẽ làm gì để giúp phòng ban hoặc nhóm của mình hiểu rõ và thích ứng với tình hình mới?

Thay đổi định hướng là điều xảy ra với mọi công ty, mọi vị trí, vì thế nhà tuyển dụng nên tìm kiếm những ứng viên linh động trong công việc, cũng như sở hữu những kỹ năng giúp họ thích nghi được với thay đổi. Bà DeLeon gợi ý rằng chúng ta nên tuyển những người có thể tự nhận thức, động viên và cảm thông được cho người khác, bởi vì những kỹ năng này sẽ giúp nhân viên làm việc tốt hơn trong một tập thể.

  1. Bạn còn duy trì mối quan hệ nào với các thành viên ở công ty cũ hay không?

Ai cũng cần thời gian để xây dựng các mối quan hệ, và xây dựng mối quan hệ với người khác là dấu hiệu của trí tuệ cảm xúc. Người có tình bạn lâu dài, bền vững là những người biết quan tâm đến người xung quanh cũng như những mối quan hệ của họ!

  1. Bạn cảm thấy mình còn yếu ở điểm nào về kỹ năng hay chuyên môn hay không?

Sự tò mò và niềm say mê học hỏi chính là dấu hiệu quan trọng cho thấy nhân viên tương lai của bạn muốn hoàn thiện hơn. Alvarez cảnh báo rằng những ứng viên gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi này thường là những người nghĩ họ đã biết tất cả, mà những người này thì chắc chắn bạn không muốn tuyển vào đâu.

  1. Ví dụ như tôi không biết điều gì đó, bạn có thể dạy tôi hay không? (Có thể là một kỹ năng, một bài học hoặc một câu đố nào đó)

Chúng ta có thể biết được rất nhiều điều từ câu trả lời của ứng viên:

– Liệu người này có biết dành thời gian suy nghĩ trước khi nói hay không?

– Ứng viên này có khả năng giải thích, hướng dẫn cho một người chưa có kiến thức về một lĩnh vực hay không?

– Ứng viên có hỏi những câu hỏi bày tỏ sự thông cảm đối với người học hay không, ví dụ như: “Chỗ này có khó hiểu không?”

  1. Ba yếu tố hàng đầu quyết định thành công của bạn là gì?

Câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định được ứng viên thuộc kiểu người ích kỷ hay vị tha. Khi ứng viên trả lời, hãy chú ý đến cách họ nói về thành công, họ dùng từ “tôi”, “của tôi” hay “chúng tôi”, “cả nhóm”, “của chúng tôi”.

Ông Cincotta chia sẻ rằng: “Các nhà tuyển dụng hãy tìm một nhân viên biết cách làm việc vì tập thể, một người có thể đem lại những giá trị tích cực cho công ty. Ứng viên có thể là người thông minh nhất nhưng nếu họ chỉ quan tâm đến thành công của bản thân mà quên mất đi công ty và tập thể, thì họ cũng không phù hợp cho vị trí bạn đang tìm kiếm.”

– HR Insider / VietnamWorks –

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers