• .
adsads
Lượt Xem 6 K

Chắc hẳn ai cũng từng gặp phải tình huống băn khoăn có nên tham gia vào vị trí ứng tuyển đó hay không và trót nói câu từ chối. Bây giờ, bạn phát hiện ra công ty “năm ấy theo đuổi” lại tiếp tục mở đơn tuyển dụng cho vị trí đó? Hãy thử cân nhắc những yếu tố “được” và “mất” sau để đưa ra quyết định tiếp tục ứng tuyển lại vào công ty hay không bạn nhé.

Vị trí này tạo ra cho bạn nhiều cơ hội tiềm năng trong tương lai

Tại sao không thử “yêu lại từ đầu” chỉ vì ngại ngùng đã trót từ chối “offer” tuyệt vời này? Nếu công việc đem lại nhiều cơ hội phát triển tiềm năng hơn bạn nghĩ, thì còn chần chờ gì mà không nộp đơn ngay bây giờ! Đừng lo lắng nếu như nhà tuyển dụng nhớ ra bạn là người đã từng từ chối họ, hãy thành thật thể hiện mong muốn của bạn được tham gia vào công ty. Nhà tuyển dụng biết đâu sẽ gửi đến bạn một lá thư mời lần nữa đấy!

Công việc này luôn nằm trong “top” yêu thích của bạn

Chỉ vì một vài lí do trước đây mà bạn đã vội buông câu từ chối, nhưng dù sao đây vẫn là công việc bạn yêu thích thì ngại gì không nộp đơn ứng tuyển lại? Hãy nhớ rằng làm điều mình yêu thích bao giờ cũng tuyệt vời và thoải mái hơn là những công việc mang tính chất khuôn mẫu. Khi trong bạn luôn có sẵn tình yêu với vị trí này, biết đâu bạn sẽ phát triển thật tốt và luôn ngập tràn cảm hứng mỗi ngày khi đến công ty? Hãy cân nhắc ngay lợi ích này khi quyết định nộp đơn lại nhé.

Công ty đưa ra những lợi ích hấp dẫn kèm theo

Có thể lần trước bạn băn khoăn vì vị trí này chẳng có nhiều điều kiện hấp dẫn hoặc không tương xứng với khối lượng công việc đảm nhận. Nhưng lỡ như đợt tuyển dụng lần này công ty bỗng chốc bổ sung thêm nhiều lợi ích đặc biệt? Đừng quên đó là động lực để bạn có thể phấn đấu gặt hái nhiều thành tích trong công việc. Do đó, nếu vị trí “cũ” nhưng lại thêm lợi ích “mới”, thì việc nộp đơn lại công việc này là điều hoàn toàn đúng đắn.

Bạn đã sẵn sàng cho vị trí ứng tuyển này

Nếu lí do bạn từ chối “offer” trước đây của công ty là vì bạn chưa thật sự phù hợp đảm nhận công việc này, thì việc công ty tuyển dụng lại vị trí cũ là cơ hội để bạn nhìn lại năng lực của mình. Khi bạn nhận thấy bạn đã thật sự đáp ứng mọi điều kiện để bắt đầu hành trình với công ty, hãy chủ động tự tin liên hệ đến nhà tuyển dụng một lần nữa và chứng minh cho họ thấy rằng, bạn đã 100% sẵn sàng cho vị trí mình theo đuổi.

Tuy nhiên, đừng ứng tuyển khi bạn đã từ chối thẳng thừng trước đây…

Ứng tuyển lại vị trí ở một công ty bạn đã từng từ chối cũng giống như “quay lại với tình cũ”. Một khi bạn đã rất “phũ” với họ thì dĩ nhiên, biết đâu bạn đã có mặt trong “danh sách đen” mà họ không bao giờ muốn liên hệ lại. Vì vậy, nếu như trước đây bạn đã nói không một cách thẳng thừng và chẳng có nhiều hứa hẹn về hợp tác với công ty trong tương lai, thì lời khuyên dành cho bạn là nên tìm kiếm một công ty khác thay vì tiếp tục quay lại với công ty đã có ấn tượng không tốt về bạn.

Và không nên quay lại khi bạn chưa tìm hiểu kỹ càng!

Nếu chỉ vì những lợi ích mới cực hấp dẫn kèm theo mà bạn tiếp tục ứng tuyển lần nữa thì hoàn toàn không nên. Hãy cố gắng tìm hiểu thật kĩ tiềm năng phát triển dài lâu của công việc. Ngoài ra, bạn nên nhớ lại những lí do vì sao trước đây bạn từ chối “offer” này và so sánh với hiện tại, liệu bạn đã sẵn sàng chấp nhận những nguyên nhân đó để bắt đầu theo đuổi công việc? Hãy đào sâu và tìm hiểu kỹ lưỡng để chắc rằng, bạn sẽ có một hành trình tuyệt vời với công ty và không làm tốn quá nhiều thời gian của nhà tuyển dụng nhé.

adsads
Bài Viết Liên Quan
Supervisor là gì? Vai trò và trách nhiệm của người giám sát

Supervisor là gì? Vai trò và trách nhiệm của người giám sát

Supervisor đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các công ty, tổ chức. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ...

Khám phá tất tần tật các thông tin liên quan đến Orientation

Orientation là gì? Quy trình thực hiện Orientation Training

Orientation là thuật ngữ còn khá xa lạ với những doanh nghiệp mới thành lập và các bạn sinh viên mới ra trường. Bạn đã...

Dĩ hòa vi quý có thực sự tồn tại trong môi trường công sở

Trong văn hóa Việt Nam, "dĩ hòa vi quý" luôn được xem là một trong những giá trị cốt lõi để duy trì sự hòa...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

Bài Viết Liên Quan
Supervisor là gì? Vai trò và trách nhiệm của người giám sát

Supervisor là gì? Vai trò và trách nhiệm của người giám sát

Supervisor đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các công ty,...

Khám phá tất tần tật các thông tin liên quan đến Orientation

Orientation là gì? Quy trình thực hiện Orientation Training

Orientation là thuật ngữ còn khá xa lạ với những doanh nghiệp mới thành lập...

Dĩ hòa vi quý có thực sự tồn tại trong môi trường công sở

Trong văn hóa Việt Nam, "dĩ hòa vi quý" luôn được xem là một trong...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers