• .
adsads
Lượt Xem 55 K

Tham khảo cách xin nghỉ việc khôn ngoan mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé!

7 lý do xin nghỉ việc thuyết phục và khéo léo nhất

Trước khi đi đến cách xin nghỉ việc, bạn cần nêu lên lý do nghỉ việc thật thuyết phục để không làm mất lòng sếp và đồng nghiệp, đồng thời không gây ảnh hưởng đến công việc của công ty. Dưới đây là một số lý do mà bạn có thể tham khảo khi có ý định xin nghỉ việc.

Bật mí cách xin nghỉ việc một cách khôn ngoan nhất

Nghỉ vì vấn đề cá nhân

Nghỉ việc vì vấn đề cá nhân là lý do thuyết phục và dễ chấp nhận nhất. Các vấn đề cá nhân như: ốm đau, chuyển nhà quá xa so với chỗ làm, lập gia đình và sinh con,… là những lý do phù hợp và khéo léo bạn có thể lựa chọn. Những vấn đề này có thể khiến bạn không thể tiếp tục công việc trong thời gian dài, hoặc không thể hoàn thành công việc gây ảnh hưởng công ty. Dĩ nhiên đây sẽ trở thành lý do xin nghỉ việc cực kỳ khéo léo và thuyết phục.

Không phù hợp với công việc

Không có một người quản lý nào lại giữ một người nhân viên không có tinh thần làm việc, định hướng công việc không chung với định hướng công ty. Vì thế, nếu cảm thấy không phù hợp với công việc dù là lý do hay thật sự thì bạn cũng nên thẳng thắn bày tỏ với sếp. Chắc chắn sếp sẽ cho phép bạn nghỉ việc để đi theo định hướng mới.

Thay đổi vị trí làm việc

Sau khoảng thời gian làm việc, bạn cảm thấy công việc hiện tại không phù hợp với khả năng của mình. Tuy nhiên, bạn lại yêu thích đồng nghiệp và muốn gắn bó với công ty. Lúc này bạn hãy bày tỏ mong muốn của bản thân với sếp, hãy chia sẻ mong muốn của bản thân, đồng thời khẳng định khả năng của mình ở vị trí công việc mới. Sếp là người đủ khôn ngoan để biết được nhân viên của mình sẽ phát huy tốt ở vị trí nào,

Thay đổi môi trường làm việc

Môi trường làm việc gồm đồng nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, không gian, cơ sở vật chất – thiết bị,… Sau khoảng thời gian làm việc, bạn cảm thấy không phù hợp với môi trường làm việc ở đây. Hãy mạnh dạn đề cập với sếp mong muốn môi trường thích hợp hơn. Tuy nhiên, khi nêu lý do này trong cách xin nghỉ việc, bạn nên thận trọng trong cách dùng từ ngữ, tránh gây hiểu lầm và mất thiện cảm với người ở lại.

Đi học nâng cao trình độ

Trong thời gian tới, bạn muốn học nâng cao để trau dồi kiến thức, kỹ năng nên không đủ thời gian để hoàn thành công việc. Đây là lý do khéo léo mà không một người quản lý giỏi nào sẽ bỏ qua và không chấp nhận.

Phát triển kinh doanh riêng

Phát triển kinh doanh riêng là lý do xin nghỉ việc khéo léo mà bạn có thể lựa chọn. Khi đã tích lũy đủ kỹ năng, kinh nghiệm và có số vốn trong tay, bạn muốn tự đứng ra kinh doanh thì hãy trình bày với sếp với lý do “tập trung toàn bộ thời gian vào dự án kinh doanh của mình nên không còn tập trung vào công việc được giao”. Chắn chắn sếp sẽ hiểu và vui vẻ đồng ý để bạn thực hiện ước mơ hoài bão của bản thân.

Nghỉ do vấn đề sức khỏe

Bạn có thể chọn lý do là sức khỏe của bản thân đang gặp vấn đề nên không thể đảm bảo hiệu quả công việc. Bạn cần thời gian để điều trị dứt điểm bệnh. Không một người sếp nào có thể phản bác được lý do này.

Cách xin nghỉ việc khôn khéo nhất

Sau thời gian gắn bó với công ty, nhiều bất đồng hoặc nhiệt huyết trong công việc không còn như ban đầu. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc lương thấp, bị bóc lột sức lao động, mục tiêu công việc thay đổi. Sự biến động nhân sự vẫn luôn diễn ra thường xuyên ở nhiều doanh nghiệp. Việc bạn lựa chọn dứt áo ra đi là điều bình thường.

Tuy nhiên, nhiều người nghỉ việc nhẹ nhàng; lại không ít trường hợp gặp khó khăn khi rời đi. Thậm chí, nhiều người phải đối mặt với ánh mắt xăm soi và bị gây khó dễ bởi cấp trên hoặc đồng nghiệp xung quanh. Để “xử đẹp” nổi ám ảnh trên, hãy thực hiện ngay những bước sau nhé.

Khéo léo chọn lý do nghỉ việc

Nhiều người vẫn nghĩ quyết định ra đi không cần quan tâm đến thái độ của người khác. Suy nghĩ sai lầm đó sẽ khiến bạn phải dở khóc khi gặp phải lắm chiêu làm khó từ cấp trên. Bởi khi bạn ra đi, doanh nghiệp phải tốn chi phí và thời gian đào tạo người mới. Chính vì điều đó, ít cấp trên nào vui vẻ khi nhân viên gửi đơn nghỉ việc. Vì thế, để nghỉ việc một cách khôn khéo nhất; hãy lựa chọn lý do thuyết phục khiến sếp không thể chối từ.

Trên thực tế, chúng ta có nhiều lý do chính đáng để nghỉ việc như: di chuyển nơi ở, đăng ký học nâng cao, sức khỏe giảm sút ảnh hưởng đến công việc,… Nếu tiếp tục ở lại, bạn sẽ không thể hoàn thành tốt công việc. Nên lựa chọn ra đi vừa tốt cho bạn và doanh nghiệp.

Chọn thời điểm nghỉ việc phù hợp

Cuối năm luôn là thời điểm báo động cho nhiều bộ phận. Bởi các bộ phận phải đối mặt với báo cáo và tổng kết chốt sổ năm cũ. Mặt khác, bộ phận kế toán thường bận rộn ở giai đoạn đầu năm để hoàn thành báo cáo năm và báo cáo tài chính. Nếu bạn đang có quyết định thôi việc, hãy chú ý đến những mốc thời gian này. Đây là khoảng thời gian nhạy cảm, bạn có thể gặp khó khăn trong quá trình phê duyệt hoặc đối mặt với sự ghét bỏ từ đồng nghiệp xung quanh. Hãy cẩn thận lựa chọn thời gian phù hợp để sớm được cấp trên duyệt đơn khi quyết định thôi việc bạn nhé.

Thông báo trước cho cấp trên khi nghỉ việc

Môi trường công sở vốn nổi tiếng là lãnh địa lắm thị phi. Đôi khi trao nhầm thông tin cho đồng nghiệp xấu, bạn phải lãnh hậu quả về sau. Nhất là thông tin nghỉ việc, hãy giữ kín bí mật và thông báo cho cấp trên biết trước nhé. Hành động này cho thấy bạn là người tôn trọng quản lý trực tiếp của mình. Nếu không may để sếp biết được thông tin nghỉ việc thông qua đồng nghiệp, họ sẽ đánh giá bạn là người không biết cách ứng xử và xem thường cấp trên. Đừng để hình ảnh của mình xấu xí chỉ vì không biết giữ miệng bạn nhé.

Soạn đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp

Viết đơn nghỉ việc – chúng ta thường xem đây là việc dễ dàng nhưng thực tế không phải thế. Ngoài việc chú ý đến hình thức trình bày theo đúng quy định, bạn cần phải nêu rõ nội dung trong đơn thôi việc. Trong đó, hãy cẩn thận điền đầy đủ thông tin mạch lạc và dễ hiểu nhất. Đừng biến đơn xin nghỉ việc thành “bức tâm thư” dài lê thê bạn nhé.

Bên cạnh đó, chúng ta cần biết cách dùng từ ngữ đúng chuẩn: không viết tắt, không dùng từ địa phương. Quan trọng hơn hết, đừng quên bày tỏ lòng biết ơn của mình trước khi kết thúc đơn thôi việc bạn nhé.

Không tự nghỉ việc nếu chưa có sự cho phép

Bạn là một mắt xích trong chuỗi hoạt động của công ty. Nếu bạn nghỉ cần có người vào thay thế để quy trình hoạt động đều đặn và trơn tru. Vì thế, bạn không được tự ý nghỉ việc khi chưa có sự cho phép của sếp, bởi đây là hành động thể hiện sự tôn trọng trong cách xin nghỉ việc mà mọi người đều cần tránh.

Làm gì để tạo ấn tượng tốt trước khi nghỉ việc

Trước khi nghỉ việc, đây được xem là khoảng thời gian ác mộng nhất của nhiều người. Bởi chưa chính thức rời đi nhưng bạn có thể bị cho ra rìa trong mọi cuộc trò chuyện hoặc chịu đựng ánh mắt soi mói từ những đồng nghiệp khác. Lạc lõng, ức chế khi bị quay lưng tại chính “ngôi nhà thứ hai” bao năm gắn bó là cảm giác chung của rất nhiều người. Tuy nhiên, bạn đừng vì thế mà đánh mất sự chuyên nghiệp của mình trước lúc rời đi nhé. 

Hãy làm tốt công việc đang dang dở

Vì sao bạn luôn chịu áp lực, làm cả ngày không hết việc?

Vì sao bạn luôn chịu áp lực, làm cả ngày không hết việc

Trước khi nghỉ việc, đây được xem là khoảng thời gian ác mộng nhất của nhiều người. Bởi chưa chính thức rời đi nhưng bạn có thể bị cho ra rìa trong mọi cuộc trò chuyện hoặc chịu đựng ánh mắt soi mói từ những đồng nghiệp khác. Lạc lõng, ức chế khi bị quay lưng tại chính “ngôi nhà thứ hai” bao năm gắn bó là cảm giác chung của rất nhiều người. Tuy nhiên, bạn đừng vì thế mà đánh mất sự chuyên nghiệp của mình trước lúc rời đi nhé.

Hãy làm tốt công việc đang dang dở

Điều này nghe có vẻ phi lý đúng không? Bởi tâm trạng chung của nhiều người đều thờ ơ với công việc trước khi nhận quyết định chính thức rời đi. Hơn thế nữa, những công việc ở công ty cũ không còn sức ảnh hưởng đến thu nhập hay sự nghiệp của bạn ở môi trường mới. Chính vì tư tưởng này, nhiều người phó mặc công việc cho người khác. Mỗi ngày đi làm chỉ mang hình thức “có mặt-chấm công”.

Đối với những trường hợp này, nhiều người đều ngao ngán và chẳng thiết tha để giữ bạn ở lại. Dù đôi bên thực sự chẳng muốn níu kéo nhau, nhưng đừng vì thế biến mình trở thành kẻ “phản đồ” của công ty. Dù gì chúng ta cũng từng có thời gian gắn bó chiến đấu cùng nhau. Hơn hết, những đồng nghiệp và cấp trên là người đã chỉ dẫn ít nhiều trong công việc cho chúng ta. Hay nói cách khác, họ là người thầy giúp ta hoàn thiện chuyên môn và kỹ năng công việc tốt hơn. Bằng tất cả tình cảm và trách nhiệm, chúng ta nên xử lý gọn công việc còn dang dở. Để khi ra đi, doanh nghiệp không phải một phen vất vả để thu dọn tàn dư bạn để lại. Điều này sẽ giúp những người xung quanh và sếp đánh giá cao sự chuyên nghiệp của bạn. Biết đâu, họ cũng chính là người sẽ giúp đỡ bạn khi tìm việc ở môi trường khác. Bởi nhiều nhà tuyển dụng thường xin thông tin sếp cũ của bạn để hỏi về thành tích làm việc. Lúc này, sự tử tế trước khi rời đi sẽ giúp bạn nhận được hỗ trợ tích cực từ sếp cũ khi bước sang môi trường làm việc mới.

Bàn giao trước khi rời đi

Khi nhân viên nghỉ việc, doanh nghiệp thường tìm người thay thế hoặc nhân viên nội bộ đảm nhận vị trí này. Điều này giúp công việc không trở nên rối tung khi bạn rời đi. Vì thế, đừng quên thực hiện thao tác này nhé.

Bạn có thể hỏi “Ai là người nhận bàn giao?” và tích cực đào tạo họ quen việc trước khi nghỉ việc chính thức. Dù bạn không hài lòng ở công ty cũ, cũng đừng vì thế xao lãng việc bàn giao. Bởi “người thừa kế” học việc nhanh sẽ giúp đơn nghỉ việc của bạn giải quyết sớm hơn. Ngoài ra, bạn cũng sẽ không va vào vướng mắc hoặc bị làm kho khi dứt áo ra đi.

Không nghỉ ngang khi chưa có sự đồng ý của cấp trên

Theo đúng quy định, bạn phải thông báo nghỉ việc trước 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn và trước 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn. Trường hợp người lao động trong thời gian thử việc, nếu cảm thấy công việc không phù hợp có thể nghỉ không cần báo trước.  

Những thông tin trên nhằm giúp bạn có thêm kiến thức để nghỉ việc đúng quy định. Ngoài ra, bạn tuyệt đối không nên nghỉ ngang khi chưa được sự phê duyệt từ cấp trên. Hành động này cho thấy bạn thiếu chuyên nghiệp và không tôn trọng sếp của mình.

Trường hợp nộp đơn nhưng không thấy phản hồi từ sếp, bạn có thể trực tiếp hỏi tìm ra nguyên nhân để giải quyết. Nếu lý do không duyệt đơn công ty vô lý, bạn có thể áp dụng quy định trong luật lao động để đối chất với sếp. Dù sao đây nữa, hãy tìm mọi cách giải quyết ổn thỏa trước khi đưa ra hành động cực đoan này. Bởi đây là cách cuối cùng khi bị dồn vào đường cùng và có thể khiến mối quan hệ của bạn và cấp trên rạn nứt.

Luôn giữ thái độ tốt với mọi người đến ngày cuối

Bạn hãy giữ thái độ cư xử đẹp, một hình ảnh chuyên nghiệp như ngày đầu mới đi làm cho đến những ngày cuối cùng. Trước khi rời đi, bạn hãy gửi lời cảm ơn đến sếp, đồng nghiệp – những người đã gắn bó với bản thân trong suốt thời gian làm việc. Đây chính là cách xin nghỉ việc ghi điểm tuyệt đối với sếp, đồng nghiệp – những người ở lại.

>> Xem thêm: Tại sao nhân viên lại “ồ ạt” xin nghỉ sau Tết?

Dọn dẹp bàn làm việc sạch sẽ

Nếu đang sử dụng máy tính hay các thiết bị khác của công ty thì sau khi nghỉ việc, bạn hãy bàn giao lại. Tuy nhiên, trước đó hãy dành một ít thời gian để xóa các thông tin cá nhân, dữ không liên quan đến công việc,… trong máy tính. Đồng thời dọn dẹp lại bàn làm việc sao cho sạch sẽ, tươm tất trước khi bàn giao cho người mới.

Giữ mối quan hệ tốt đẹp với mọi người

Trong quá trình làm việc, chắc chắn bạn và đồng nghiệp đã có với nhau những kỷ niệm đẹp. Bên cạnh đó, trong tương lai đồng nghiệp cũ có thể trở thành bạn bè, đối tác hoặc người giúp đỡ bạn trong công việc. Do đó, bạn hãy giữ mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Đừng dùng lời nói không vui mà bạn có thể tổ chức một bữa tiệc nhỏ để chia tay mọi người, hoặc mua cafe về văn phòng mời mọi người.

Tôi biết, một khi đưa ra quyết định nghỉ việc không mấy ai còn quan tâm đến công ty cũ. Tuy nhiên, hãy nghỉ việc một cách khôn ngoan và chuyên nghiệp nhất có thể. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp cho nhiều bạn tìm ra được cách xin nghỉ việc phù hợp nhất cho mình.

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Đồng hồ Hải Triều tuyển dụng, Nguyễn Kim tuyển dụng, tuyển dụng cửa hàng tiện lợi, King Food tuyển dụng, Farmer Market tuyển dụng, Minigood tuyển dụng, Nitori tuyển dụng, và tuyển dụng siêu thị GO.

Cập nhật tin tuyển dụng các ngành nghề tiềm năng được tìm kiếm phổ biến tại VietnamWorks ngay hôm nay:

– HR Insider –
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. 

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers