adsads
gat bo su nham chan cua nhung cau hoi tuyen dung thong thuong 3
Lượt Xem 122 K

 

1. Bạn thực sự đam mê điều gì?

Bất cứ ứng viên nào trả lời câu hỏi này với một đáp án liên quan đến công việc như “đào sâu nghiên cứu về lĩnh vực Marketing”, “tìm tòi khám phá về tài chính – ngân hàng”…rất có thể đang “đánh lừa” bạn. Câu hỏi này cho ứng viên cơ hội để họ bộc lộ một số tính cách, vì vậy hãy xem liệu họ có đủ tự tin để thể hiện hay không. Đối với trường hợp ứng viên trả lời các câu như trên, bạn có thể gợi ý thêm vài câu hỏi về động lực thúc đẩy họ cho niềm đam mê đó để đánh giá toàn diện hơn tính cách và khả năng của ứng viên.

2. Bạn muốn ở đâu trong 5 năm tới? Bạn muốn được trả bao nhiêu?

Đây có thể là câu hỏi bạn đã hỏi (và được hỏi) rất nhiều lần, bởi rất nhiều người trong suốt sự nghiệp của bạn. Thế nhưng tầm quan trọng của câu hỏi này sẽ khiến các nhà tuyển dụng không nên bỏ qua. Ngoài việc “đo đạc” khát vọng, tiềm năng của ứng viên một cách chung chung qua câu hỏi này, đó cũng có thể là thước đo cho giá trị bản thân của ứng viên đó. Hãy để ý xem câu trả lời của ứng viên:

  • Họ có nghĩ rằng trong tương lai họ sẽ ở trong một vị trí có thẩm quyền?
  • Ở những vị trí cấp cao trong lĩnh vực của họ?
  • Hay là một phần của một đội ngũ tiến bộ?

Hoặc họ có thể nói điều gì đó mơ hồ và không có sự hứa hẹn như “hạnh phúc”? Khát vọng và tiềm năng của từng ứng viên sẽ thể hiện rõ ràng trong một câu trả lời. Nhiệm vụ của bạn là hãy thúc đẩy họ bằng cách hỏi rằng ” Bạn có còn mong muốn gì nữa không?” và gợi ý thêm để “đào sâu” hơn về ứng viên đó.

3. Bạn có thể cho tôi biết một số điều ngẫu nhiên và thú vị về bản thân không?

 Một câu hỏi có vẻ khá lạ lùng mà HR Insider tin rằng rất ít nhà tuyển dụng sử dụng nó trong các cuộc phỏng vấn. Câu trả lời mà ứng viên của bạn đưa ra cho câu hỏi này sẽ cho bạn một cái nhìn tổng thể về chuyện làm việc với họ mỗi ngày sẽ diễn ra như thế nào cùng tính cách và sở thích của ứng viên đó, từ đó có thể xem xét liệu ứng viên đó có phù hợp với văn hóa công ty hay không:

  • Họ có nói với bạn về một tài năng, hay một tiềm năng chưa được khai thác không?
  • Họ có biến nó thành cơ hội để phàn nàn về cái gì họ không thích không?
  • Họ có ngần ngại bật mí cho bạn những sở thích tưởng như kì lạ như sở hữu một bộ sưu tập chuột Mickey hay không?

Một câu hỏi thú vị đúng không? Chắc chắn những câu trả lời từ các ứng sẽ gây cho bạn ấn tượng sâu sắc cũng như làm cho cuộc phỏng vấn trở nên dễ thở và thoải mái hơn.

4. Bạn nghĩ rằng mỗi ngày bạn sẽ phải làm công việc gì và đối mặt với những thách thức nào?

 Bất cứ ai cũng có thể ứng tuyển một công việc và khẳng định mình có đủ điều kiện, khả năng, nhưng chỉ có các ứng cử viên “ngôi sao” mới có thể có đủ trình độ và những ý tưởng vững chắc về những gì họ sẽ thực sự trải nghiệm ở vị trí này. Câu hỏi này có thể khiến ứng viên của bạn bất ngờ, nhưng một cá nhân đủ điều kiện sẽ có thể đưa ra câu trả lời ngay tại chỗ nếu họ thực sự hiểu về công ty của bạn và vị trí công việc mà họ sẽ đảm nhận.

Để khám phá nhiều hơn những “ngóc ngách” trong tính cách của từng ứng viên, bạn có thể hỏi thêm họ cách đối mặt cũng như các phương án giải quyết cho từng khó khăn mà họ có thể gặp phải.

5. Bạn có muốn đóng góp thêm gì cho văn hoá công ty chúng tôi không?

Những người chỉ muốn bỏ ra 8 giờ đồng hồ mỗi ngày rồi ra về ghét câu hỏi này vì nó ám chỉ rằng bạn đang muốn nhận được nhiều hơn số tiền tối thiểu mà bạn bỏ ra cho nỗ lực của họ. Một ứng cử viên tốt sẽ sẵn sàng đóng góp một điều gì đó đáng để bàn luận hơn việc chỉ đến văn phòng trong 40 giờ mỗi tuần. Một cách đơn giản, ứng viên triển vọng sẽ thể hiện sự hào hứng, mong chờ được gia nhập công ty bạn, thể hiện qua các đề xuất làm làm cho công ty có phần “tươi mới” hơn.

6. Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Ngay cả những người vừa tốt nghiệp trung học cũng biết bạn sẽ có ít nhất vài câu hỏi khi bạn phỏng vấn họ, vì vậy đây cũng là lúc ứng viên có cơ hội “phỏng vấn ngược” nhà tuyển dụng. Đây chính là “thời khắc quan trọng” nhất để đánh giá một lần cuối ứng viên đó có phù hợp với công ty bạn hay không. Nếu ứng viên có vẻ quá quan tâm đến việc phải cộng tác với người khác hoặc làm việc theo nhóm, điều đó cũng có nghĩa là các kĩ năng phối hợp, làm việc nhóm của người đó không quá tốt và có thể đã từng là một vấn đề trong quá khứ. Ngoài ra, nếu ứng viên đó không có câu hỏi nào khác dành cho bạn, liệu bạn có nghĩ rằng ứng viên đó thật sự quan tâm và khao khát “đầu quân” cho công ty bạn hay không?

— HR Insider —

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers