adsads
Untitled design 18
Lượt Xem 7 K

Những con người tuyệt vời cùng nền văn hoá doanh nghiệp tiến bộ khi được liên kết chật chẽ với nhau sẽ giúp các tổ chức hoạt động tốt hơn. Thấu hiểu tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, HR Insider xin gửi gắm 5 bí kíp giúp xây dựng và “nâng cấp” văn hoá doanh nghiệp:

 

1. Bắt đầu với mục đích

Bạn cần phải bắt đầu bằng cách thấu hiểu các câu hỏi “tại sao” của bạn. Doanh nghiệp của bạn đang phục vụ những gì? Sứ mệnh và tầm nhìn của công ty bạn là như thế nào? Các công ty có mục đích rõ ràng thường là những công ty có xu hướng được yêu thích nhất vì giúp cho khách hàng/ đối tác cảm nhận được sự khác biệt so với các công ty khác. Chính vì lẽ đó, một tầm nhìn rõ ràng sẽ giúp xây dựng nền văn hóa vững chắc cho doanh nghiệp.

 

2. Xác định ngôn ngữ phổ biến, giá trị và những tiêu chuẩn

Văn hóa doanh nghiệp hoàn hảo cần một ngôn ngữ chung cho phép mọi người hiểu nhau, kế đó là giá trị – là những nguyên tắc của công ty, và cuối cùng là một bộ tiêu chuẩn chung, theo đó một doanh nghiệp sẽ đo lường mức độ mà họ đang duy trì các nguyên tắc đó. Chỉ khi bạn có ngôn ngữ chung, các giá trị chung và các tiêu chuẩn chung, bạn mới có thể sở hữu một nền văn hoá gắn kết.

 

3. Lãnh đạo bằng ví dụ cụ thể

Các nhà lãnh đạo phải phản ánh các giá trị và tiêu chuẩn của công ty. Họ phải là những đại diện mạnh nhất về văn hoá và sứ mệnh của công ty, không chỉ thông qua bút tích hay lời tuyên bố sứ mệnh. Đó cũng là cách để truyền cảm hứng cho các nhân viên trong doanh nghiệp, giúp họ nhận thức sâu sắc về nền văn hóa của doanh nghiệp đó.

 

4. Nắm lấy những đại sứ văn hoá tiêu biểu của bạn

Đây là những người yêu công ty và mục đích cốt lõi của nó. Họ có thể là những người làm tại cửa hàng, là trợ lý, một nhà phân tích, là nhân viên dịch vụ khách hàng, hoặc một quản lý cấp trung. Khi họ nói với bạn bè và gia đình về nơi họ làm việc, họ không chỉ nói về nơi làm việc mà là kể một câu chuyện với tiếng nói phát ra từ trái tim. Bạn đã khen thưởng họ và cảm ơn họ hay chưa? Chính những nhân tố như thế này sẽ góp phần giúp bạn lan truyền nền văn hóa doanh nghiệp đặc sắc của công ty mình.

 

5. Hãy tham lam với nguồn nhân lực của mình, nhưng sau đó hãy đỗi đãi họ đúng mực

Trong quá trình tuyển dụng, hãy dành nhiều thời gian hơn để kiểm tra tính cách hơn là kiểm tra kỹ năng. Các kỹ năng có thể được học tập, trau dồi và nâng cao trong quá trình làm việc, nhưng rất khó để nuôi dưỡng thái độ và tính cách. Sự thỏa hiệp về tài năng là đủ tốt nhưng song song đó tính cách cũng chiếm phần quan trọng, đặc biệt là với những vị trí quản lý, các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Một khi bạn đã thuê đúng người, hãy đối xử tốt với họ bằng các chính sách tốt nhất để giúp họ phát triển.

 

Nếu bạn đã có sẵn trong tay nền văn hóa doanh nghiệp tốt nhất, hãy làm tất cả mọi thứ bạn có thể để bảo vệ và “nâng cấp” nó. Nếu bạn làm được điều đó, bạn có thể có cơ hội không chỉ phát triển kinh doanh thành công, mà còn xây dựng một doanh nghiệp sẽ tồn tại bền vững và lâu dài.

Công cụ đánh giá toàn diện 3E-IP Test

Bài kiểm tra 3E-IP là một công cụ toàn diện giúp cho nhà tuyển dụng hiểu được tính cách và trí tuệ của ứng viên tiềm năng cũng như nhân viên hiện tại. 3E-IP Test hỗ trợ người tìm việc và công ty đưa ra quyết định đúng từ giai đoạn tuyển dụng, tạo được giá trị cho doanh nghiệp và đạt được “Thành công sau khi gia nhập”. Đây cũng là tầm nhìn dài hạn của Navigos Group giúp doanh nghiệp và ứng viên kết nối thành công với nhau và đóng góp cho sự phát triển bền vững cho cả hai phía.

TÌM HIỂU THÊM VỀ 3E-IP TEST

— HR Insider —

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers