adsads
meo song sot giua con bao mua tuyen dung 3
Lượt Xem 12 K

 

Tuyển dụng nhân viên là công việc căng thẳng, vì bạn sẽ luôn bị các bộ phận chức năng đánh giá về quyết định tuyển dụng trong suốt quá trình nhân viên làm việc, và rõ ràng bạn không thể làm hài lòng mọi người. Tuy nhiên, có một số quy tắc bạn có thể sử dụng để chọn đúng người cho doanh nghiệp của bạn.

 

1. Tìm người có thực sự nghiêm túc và muốn gắn bó lâu dài

Bạn chắc chắn không nên chọn một nhân viên chuyển đổi nghề nghiệp hoặc công việc thường xuyên chỉ để có mức lương cao hơn dù người đó có nghiệp vụ xuất sắc đến cỡ nào. Vì nếu một ứng viên không trung thành với bất kỳ công ty nào, thì chẳng có lý do gì để họ ở lại lâu dài với bạn. Nghiệp vụ là thứ có thể đào tạo nhưng bản chất tính cách của ứng viên là thứ bạn phải chọn lựa.

Luôn kiểm tra thời gian làm việc trước đây của ứng viên và nếu họ đang chuyển đổi công việc liên tục, hãy tìm hiểu lý do vì sao và cân nhắc kỹ càng, có thể đây không phải là ứng viên phù hợp cho công ty bạn.

2. Chọn ứng viên có khả năng học hỏi và phân tích

Hãy thử sử dụng các phương pháp khác nhau để đánh giá kỹ năng học tập và phân tích của ứng viên. Công tác đánh giá các kỹ năng này của ứng viên có thể rất khó khăn nhưng nó là tối quan trọng. Đừng chỉ nhìn vào sự “hào nhoáng” của tấm CV trên tay bạn hay sự trôi chảy và phong thái tự tin mà ứng viên thể hiện. Một ứng cử viên với sự tự tin là rất tốt, nhưng những gì bạn thực sự muốn là một ứng cử viên có các kỹ năng cần thiết cho vị trí bạn đang tuyển dụng và đã được đào tạo bài bản.

3. Xem xét liệu ứng viên có thích ứng được với văn hóa doanh nghiệp

Để làm được điều đó, bạn cần phải kiểm tra những kỹ năng xã hội của ứng viên. Hãy xem xét với những kỹ năng xã hội đó, ứng viên sẽ có thể thích ứng trong môi trường mới không.

Bạn cũng có thể hỏi ứng viên về những kinh nghiệm làm việc với sếp, với đồng nghiệp trong quá khứ. Nếu họ là người luôn có xung đột với người khác khi làm việc thì chắc chắn đây không phải là ứng viên lý tưởng.

4. Tiếp tục cải tiến quy trình tuyển dụng của bạn

Cho dù bạn đang tìm kiếm nhân viên cho một tổ chức lớn hoặc tìm kiếm một số ứng viên tiềm năng cho start-up của bản thân, quá trình tuyển dụng là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần tập trung. Hãy đảm bảo bạn đang làm theo các bước sau:

  • Thay vì hỏi những câu hỏi quá thông dụng và có phần cũ kĩ hoặc các câu hỏi không đúng trọng tâm, bạn luôn cần phải tập trung vào việc tìm hiểu các khả năng, kiến thức, kỹ năng, sự tự tin, thái độ và tiềm năng của ứng viên
  • Khi bạn quảng cáo vị trí tuyển dụng cho công ty của bạn, hãy chắc chắn rằng tất cả các yêu cầu công việc như trách nhiệm, trình độ học vấn, kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng đã được nêu rõ. Nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc đánh giá, phân loại các ứng cử viên và thu hút các ứng viên tiềm năng.
  • Hãy để các phòng ban liên quan góp phần đánh giá ứng viên, vì nhiều cái đầu sẽ tốt hơn một cái đầu. Nhất là khi bạn lại đang tuyển dụng ứng viên làm việc trong một phòng ban chuyên môn.

5. Mạng xã hội là một kênh tốt để bạn có thêm thông tin về ứng viên

Những câu hỏi trong vòng phỏng vấn chưa chắn đã thể hiện được bản chất thực sự của ứng viên. Có rất nhiều người giỏi khỏa lấp những điểm yếu của họ bằng lời nói. Vì xét cho cùng, vòng phỏng vấn trực tiếp cũng không thể diễn ra quá lâu để bạn có đủ thời gian khai thác sâu về ứng viên. Tuy nhiên, mạng xã hội thì khác. Bạn có thể sẽ rất ngạc nhiên về những thông tin có được từ Facebook của ứng viên đó. Mạng xã hội có thể là một phương tiện để bạn thấu hiểu rõ hơn về tính cách ứng viên của mình để từ đó đưa ra bức tranh tổng thể và lựa chọn ứng viên thích hợp.

 — HR Insider–

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers