adsads
shutterstock 1938507346
Lượt Xem 2 K

Khi Hà Nội dần nới lỏng các biện pháp phòng dịch, các công ty đã có thông báo tới nhân viên về việc quay trở lại văn phòng hoặc kết thúc giai đoạn làm việc tại nhà.

Nhiều dân công sở cảm thấy hào hứng bởi được đi làm trở lại sau hơn 2 tháng giãn cách xã hội. Song, không ít người lại bối rối, bày tỏ mong muốn được tiếp tục làm việc ở nhà lâu hơn. Trò chuyện cùng 4 bạn trẻ như trên và lắng nghe lý do của từng người.

Nguyễn Thị Nhung – Chuyên viên dược (29 tuổi, quận Hà Đông)

Một tuần qua, cả tôi và chồng đều đã phải quay trở lại công ty làm việc. Tôi có 2 con trai sinh đôi học lớp 3, đây cũng là giai đoạn các con phải học online trên máy tính.

Đặc thù công việc của tôi phải có mặt tại văn phòng, do vậy không thể ở nhà kèm cặp 2 con. Thật lòng quay lại làm việc thế này khiến tôi lo lắng rất nhiều, vừa ra đường đã lo không biết các con ở nhà có tự học được không, chập điện thì phải làm thế nào?

Nhiều lần tôi đang ở công ty, các con gọi điện í ới “mẹ ơi rớt mạng rồi” làm tôi sốt ruột lắm. Mỗi ngày, tôi tranh thủ giờ nghỉ trưa để chạy xe về nhà nấu cơm cho các con, dặn dò 2 đứa tự giác học, chơi và giữ an toàn. 2 con của tôi rất ngoan và hiểu chuyện, thế nhưng các con trong độ tuổi hiếu động, có người lớn trông nom vẫn tốt hơn.

Trước đây, vợ chồng tôi vẫn đi làm bận rộn nhưng 2 con được đưa đến trường hoặc gửi về quê nhờ ông bà trông giúp. Giờ dịch bệnh phức tạp, cả gia đình tôi đành phải cố gắng nhiều hơn. Tôi hy vọng đây sẽ là thời điểm giúp các con tự giác, ý thức hơn bởi phải tự lo các phần việc của mình.

Nguyễn Minh Anh – Nhân viên nội dung (23 tuổi, quận Hà Đông)

Dù Hà Nội đã nới lỏng nhiều biện pháp phòng dịch, công ty tôi vẫn chưa yêu cầu nhân viên đi làm trở lại.

Nhiều đồng nghiệp của tôi mong chờ ngày được đến văn phòng, thế nhưng tôi thì không.

Lý do là tôi không muốn phải giao tiếp quá thường xuyên tại nơi làm việc.

Công việc của tôi không đòi hỏi phải gặp gỡ hay nói chuyện nhiều với người khác.

Tuy nhiên, tôi vẫn thích cảm giác trao đổi công việc thông qua các phần mềm chat hơn.

Nói thêm về bản thân mình, tôi là kiểu người pha trộn giữa hướng nội và hướng ngoại. Tôi muốn tiếp xúc với mọi người nhưng không phải ở mức độ liên tục.

Trước đây, khi đi làm tại văn phòng và giao tiếp với nhiều người, nhiều khi tôi phải sống với một cá tính khác. Ở nhà, tôi thoải mái là chính mình hơn.

Trần Trâm Anh – Chuyên viên tài chính (25 tuổi, quận Ba Đình)

Khi công ty cho phép 20% nhân viên làm việc tại nhà do dịch bệnh phức tạp, tôi lập tức đăng ký.

Từ khi làm việc tại nhà, tôi thấy thoải mái hơn nhiều khi có thể yên tâm công tác mà không lo nguy cơ lây nhiễm Covid-19. 

Tôi làm việc trên tầng 37 của một tòa nhà lớn, văn phòng được thiết kế theo hình thức co-working space.

Trước khi giãn cách xã hội, mỗi ngày tôi đều phải tới công ty sớm hơn 30-45 phút, tránh tình trạng chen chúc ở thang máy với hàng chục dân công sở khác vào giờ cao điểm.

Ngồi ở chỗ làm, tôi cũng mang tâm lý đề phòng, đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với đồng nghiệp.

Trong thời điểm dịch bệnh phức tạp, tôi khá lo lắng khi tới những nơi đông người như vậy.

Tôi mong có thể tiếp tục được làm việc ở nhà, hoặc linh động giữa cả 2 hình thức công tác cho đến khi tình hình ổn định hơn.

Nguyễn Bảo Khánh – Lập trình viên (25 tuổi, quận Long Biên)

Dù thành phố đang nới lỏng các quy định phòng dịch, công ty tôi vẫn khuyến khích nhân viên làm việc tại nhà. Tôi mong được tiếp tục xử lý công việc từ xa như vậy. Trước giãn cách, mỗi ngày tôi đều mất 2 tiếng di chuyển tới chỗ làm và ngược lại.

Do công ty cách nhà 16 km, đôi khi xảy ra tình trạng tắc đường vào giờ cao điểm, tôi luôn rời nhà khoảng 7h15-7h30 để kịp chấm công trước 8h30.

Những ngày sát deadline hay nhiều việc, tôi thấy mệt mỏi, căng thẳng khi phải di chuyển suốt đoạn đường dài. Về tới nhà, tôi như mất sức, khó dành thời gian cho các sở thích cá nhân.

Nếu vẫn đi làm theo guồng thường nhật, tôi sẽ không nhận ra việc đi lại có ảnh hưởng tới cỡ nào. Từ khi làm việc ở nhà, tôi không cần dậy quá sớm để kiểm tra xe cộ, lao ra đường cùng hàng nghìn người khác.

Hơn nữa, tôi cũng tiết kiệm kha khá tiền mỗi tháng. Trong 2 tháng ở nhà, tôi không nghĩ được số tiền mình bỏ ra cho việc di chuyển lại nhiều tới vậy.

 

>>> Xem thêm: Nghệ thuật giao tiếp: 3 Tránh – 4 Dùng

— HR Insider/ Theo Zing News—
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers