• .
adsads
shutterstock 302074823 2
Lượt Xem 11 K

Trước khi nói đến cái được và mất, bạn hãy tự chất vấn mình bằng những dấu chấm hỏi sau đây:

Vì sao bạn thấy công việc hiện tại là nhàm chán?

Trước khi quyết định, lựa chọn bất kì điều gì, hãy nên tìm nguyên nhân cốt lõi của sự việc. Nhảy việc cũng giống như từ bỏ người thương. Khi bạn yêu ai đó quá lâu, bạn có thể cảm thấy chán và muốn kết thúc mối quan hệ, tìm những điều mới mẻ ngoài kia. Nhưng trước khi kết thúc, hãy gợi lại những hồi ức đẹp đẽ và những giá trị tốt đẹp mà hai bạn đã trao tặng nhau trong suốt quá trình yêu đương, hãy nhìn lại lý do tại sao hai bạn lại tạo cho nhau cảm giác chán nản đó. Điều đó cũng như việc bạn trả lời câu hỏi: “Tại sao bạn chán ghét công việc hiện tại?” Là do văn hoá công ty, chế độ lương bổng, mối quan hệ đồng nghiệp, hay đơn giản vì công việc quá đơn giản và lặp đi lặp lại?

Khi bạn đã hình dung ra được những yếu tố khiến bạn có cảm xúc tiêu cực về công việc mình đang làm, hãy tìm cho nó một hướng khắc phục. Tuy nhiên, không phải tất cả vấn đề đều có lời giải đáp, có một số thứ chúng ta đã cố gắng thay đổi, chỉnh sửa nhưng không được, khi đó, hẵng nghĩ đến việc tìm ra lối đi riêng.

Tại sao ban đầu bạn lựa chọn công việc này, và định hướng phát triển của bạn đối với công việc này là gì?

Nếu bạn đã từng lựa chọn ngồi vào vị trí đó, hẳn bạn đã có niềm yêu thích, dù không lớn thì nhỏ. Chất vấn bản thân xem thử bạn yêu thích công việc này ở điểm nào, nó phù hợp với bạn ở những điểm nào trong định hướng tương lai. Nếu bạn cảm thấy những cảm xúc tích cực đó có thể lấn át cảm xúc “nhàm chán” vốn có, hãy tạo một thay đổi nho nhỏ thú vị, chẳng hạn như cố gắng leo lên chức leader hay thay đổi bộ phận làm việc, đó là một cách làm mới “tinh thần” và cố gắng nhiều hơn. 

Lối đi riêng đó, bạn đã tìm thấy chưa và nó là gì?

Nếu bạn trả lời những câu hỏi trên và cảm thấy mình đã thực sự chán ghét công việc đó, hãy lên kế hoạch cho lối đi riêng của mình. Nếu lối đi đó hoàn toàn khác lạ đối với công việc trước đó và kiến thức, kĩ năng bạn được trau dồi ở môi trường đại học, đừng ngần ngại học hỏi. Tích cực đúc rút bài học kinh nghiệm từ những tiền bối đi trước thông qua những chia sẻ của họ là một ví dụ. Thêm vào đó, hiện nay các khóa học khá dồi dào và phong phú, đó có thể là cẩm nang mở cho bạn trước khi bạn dấn thân vào lối đi quá mới mẻ đấy!

Nếu bạn chưa xem xét và cân đo đong đếm cái được và mất thì đừng vội đưa ra quyết định

Về cái “được”:

Đầu tiên, từ bỏ một công việc không phải thế mạnh hoặc đam mê của bạn thì quyết định tìm lối đi riêng sẽ mang đến cho bạn nhiều cơ hội được làm công việc mình yêu thích. Bạn sẽ có nhiều năng lượng và tinh thần phấn chấn hơn, từ đó hiệu suất làm việc hiệu quả hơn . Hơn nữa, lựa chọn này có thể đánh thức tiềm năng bí ẩn còn ẩn chứa trong bạn, một thứ năng lực nào đó có thể mở ra con đường sự nghiệp sáng lạng, đột phá, vinh quang hơn.

Bạn sẽ thu về những trải nghiệm mới, với môi trường mới, con người mới, và cả những kinh nghiệm mới. Đây cũng là một cách để khám phá cuộc sống thú vị xung quanh. Người trẻ hiện nay phải dám suy nghĩ, dám thay đổi thì mới tạo ra nhiều giá trị mới, không bị thụt lùi giữa thế giới đầy đua tranh này. 

Bạn “mất” gì?

Không thiếu những fanpage hay group nơi những bạn trẻ chia sẻ những bất mãn, kêu than về công việc mình đang làm. Họ luôn coi việc đi làm thật đáng ghét, nhàm chán, với lý do quanh đi quẩn lại thường là: ông sếp khó tính, đồng nghiệp nhiều chuyện, lương bèo, công việc quá nhiều, … Tuy nhiên, trong quá trình nghỉ việc hiện tại và tìm kiếm công việc mới đồng nghĩa với việc mất đi nguồn thu nhập và điều đó khiến bạn rơi vào trạng thái bất an, lo lắng, sợ hãi. Giữa thế giới mà giá trị vật chất cao ngút ngàn như thế này, tiền là vô cùng quan trọng và lối đi riêng đó có thể đè nặng áp lực lên đôi vai của bạn.

 “Sự ổn định không phải lúc nào cũng nhàm chán và những điều ta chưa làm không phải lúc nào cũng thú vị”. Không phải lúc nào những trải nghiệm mới cũng dễ dàng. Công việc mới đòi hỏi bạn bắt đầu từ con số 0, lấy đi của bạn rất nhiều thời gian và công sức. Bạn phải thích nghi với môi trường mới, những mối quan hệ mới, và một nền văn hoá mới có thể hoàn toàn khác biệt.

Cái mất rất lớn nữa, đối với những người đã gắn bó nhiều năm với công ty cũ, đó chính là kinh nghiệm tích lũy và cơ hội thăng chức. Những cống hiến trước kia của bạn có thể sẽ được xem xét để leo lên một vị trí mới, nhưng bạn đã từ bỏ. Bạn sẽ càng cảm thấy chán nản và stress hơn nữa khi chứng kiến bạn bè đồng trang lứa đã gặt hái được những thành tựu đáng kể trên con đường sự nghiệp trong khi bản thân lại bắt đầu lại từ con số 0 tròn trĩnh.

Bạn có thể mất tính kiên nhẫn. Tại sao ư? Khi bạn nhảy việc quá nhiều lần, bạn sẽ dễ dàng sinh ra cảm giác muốn từ bỏ ngay khi có dấu hiệu nhàm chán công việc hiện tại đang làm. Khi đó, bạn đã ghi một điểm xấu trong mắt nhà tuyển dụng. Không ai muốn bỏ ra nhiều công sức để đào tạo từ đầu cho quá nhiều người, họ thường ưa chuộng sự cam kết gắn bó lâu dài. Điều đó cũng thể hiện nét tính cách cống hiến và lòng trung thành trong công việc.

Tóm lại, không thể quy chụp tất cả mọi người để có thể đưa ra lời khuyên rõ ràng nhất cho câu hỏi “Công việc hiện tại ổn định nhưng nhàm chán, nên tiếp tục hay nghỉ việc tìm lối đi riêng?”. Chúng ta hãy dành thời gian xem xét thật kỹ, nhìn nhận từ nhiều góc cạnh khác nhau để đưa ra quyết định sáng suốt, đúng đắn nhất! Đừng để bản thân phải hối hận vì những quyết định nông nổi bạn nhé!

>> Xem thêm: Test nhanh để biết bạn có phù hợp với công việc hiện tại hay không!

 

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc,...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers