adsads
1 1 1
Lượt Xem 1 K

Lười biếng là một trạng thái xấu, nó thường được thể hiện qua những hành vi trốn tránh, không nỗ lực, không muốn thực hiện bất kỳ điều gì. Nặng hơn nữa, nó khiến chúng ta ngại đối mặt thử thách, lười giải quyết vấn đề, chỉ nhận điều dễ và từ chối điều khó về phần mình. . Nếu như không nắm vững cách chữa bệnh lười, bạn sẽ khó lòng chạm đến 2 chữ thành công và trở thành những thành phần mà các tổ chức, xã hội xa lánh.

1. Bệnh lười ảnh hưởng gì đến sự nghiệp của bạn?

Lười biếng dẫn đến sự thiếu kiến thức

Khi là kẻ lười biếng, chúng ta thường ỷ lại vào kiến thức, vào chuyên môn của những đồng nghiệp, cấp trên có thể giải quyết mọi vấn đề. Từ đó, bạn không cần học hỏi, không cần cố gắng cũng có thể vượt qua mọi thử thách. Cứ như vậy, nguồn kiến thức, kinh nghiệm của bạn cứ dậm chân tại chỗ mà chẳng có chút tiến bộ nào. Do đó, lười biếng khiến bạn trở thành một người thụ động, không có ý chí cầu tiến và trình độ bản thân luôn thấp hơn người khác.

Lười biếng khiến bạn đánh mất cơ hội

Có một nghịch lý rằng, rất nhiều người lười biếng cũng ghét những người lười biếng khác. Bởi không một ai muốn làm việc với kẻ lười và cũng không ai muốn giao trách nhiệm cho kẻ lười, vì tiến độ, hiệu suất công việc mang lại thường không như mong đợi. Vì thế, những cơ hội để bạn thể hiện năng lực cũng ngày càng vơi dần, đến khi bạn có khả năng bị sa thải vì không đóng góp gì cho công ty. Hãy chăm chỉ thực hiện cách chữa bệnh lười biếng để mang lại cơ hội thăng tiến cho bản thân mình.

Lười biếng bị mọi người xa lánh

Lười biếng có xu hướng lây lan, do đó không ai muốn giao lưu, kết bạn với kẻ lười để rồi một ngày họ cũng trở nên như thế. Và những người năng động, siêng năng thường tìm kiếm những người tương xứng với họ, bởi họ không muốn mất thời gian với những chuyện không xứng đáng. Từ đó, những người lười sẽ bị đồng nghiệp xa lánh, không ai kết bạn, không ai hỗ trợ, trở nên cô lập.

2. Tổng hợp các cách chữa bệnh lười hiệu quả nhất


2.1 Phương pháp chữa bệnh lười từ người Nhật

Người Nhật có một cách chữa bệnh lười rất nổi tiếng chính là Kaizen. Nguyên tắc của Kaizen là một người sẽ tự thực hiện một việc gì đó trong vòng 1 phút, cùng một thời điểm của mỗi ngày. Mỗi ngày bạn dành ra cho mình 1 phút để vận động, để học tập, để làm việc, thì dần dà bạn sẽ có động lực tiến gần hơn đến quá trình hoàn thiện bản thân. Khi thực hiện lâu ngày, bạn có thể tăng thời gian tập luyện thành 5 phút, 10 phút, 30 phút… để não bộ tiếp thu những kiến thức đó và hình thành thói quen tốt.

Vừa dễ thực hiện, vừa không tốn chi phí, nhưng mang lại sự thay đổi tích cực mỗi ngày, cách chữa bệnh lười của người Nhật có thể coi là phương pháp sống tối ưu cho những người lười. Chắc chắn, bệnh lười sẽ không thể chấm dứt ngay chỉ trong 1 2 ngày, nhưng với 1 2 tháng, bạn sẽ nhận ra sự thay đổi rõ rệt của bản thân.

2.2 Cách chữa bệnh lười từ phương Tây

Tự đặt hình phạt

Tự đặt cho bản thân các hình phạt khi bệnh lười xuất hiện. Chẳng hạn như không uống trà sữa 1 tháng, không đặt hàng online 2 tháng hay không sử dụng mạng xã hội 1 tuần… Nếu còn tái phạm mức phạt sẽ tăng dần lên. Bất kể hình phạt nào, chỉ cần khi bạn nghĩ đến điều cảm thấy sợ hãi và không thể để lười biếng nuốt chửng mình.

Ngủ đủ giấc và rèn luyện sức khỏe

Sẽ chẳng có cách chữa bệnh lười nào hiệu quả nếu bạn cứ ì ra và không bắt đầu cải thiện. Hãy bắt đầu từ việc ngủ đủ giấc để thể chất được phục hồi. Sau đó, mỗi ngày đều dành thời gian để tập luyện thể dục thể thao, để cơ thể năng động và có nhiều năng lượng hơn khi đốt calo. Từ đó, bạn sẽ dễ tập trung vào công việc của mình mà không còn lấy lười biếng làm lý do cản trở nữa.

Nghĩ về hậu quả nếu lười biếng

Hãy nghĩ đến những gì bạn sẽ nhận khi không làm gì cả. Ví dụ như: Không làm việc sẽ chậm deadline dẫn đến công việc chồng chất, cấp trên trách phạt; không tập thể thao cơ thể sẽ ì ạch, khó nhọc khi vận động; không học thêm chuyên môn sẽ bị thụt lùi và đàn em sẽ qua mặt bạn và có thể bị sa thải… Những hậu quả này sẽ tạo nên động lực lớn cho bạn tiếp tục trị bệnh lười.

Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp

Dọn dẹp mọi thứ ngăn nắp, sạch sẽ, bạn sẽ cảm thấy năng động hơn nhiều. Một khi môi trường xung quanh tốt đẹp hơn, tâm trạng của bạn cũng trở nên phấn khích và thúc đẩy bạn lao vào công việc.

Trên đây, là tổng hợp một số cách chữa bệnh lười mà bạn có thể tham khảo. Hãy từ bỏ thói quen xấu này và bắt đầu cuộc sống năng động để nhận về những thành quả xứng đáng nhé!

>>>Xem thêm: Cách chữa bệnh lười, vượt qua cảm giác lười biếng sau kỳ nghỉ dài

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Lòng người khó đoán qua những câu nói thâm thúy

Lòng người khó đoán: Các câu nói thâm thúy hiểu hơn về sếp, đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc, chúng ta không ít lần bắt gặp những câu nói tưởng chừng như vô tình nhưng lại có thể chứa...

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc,...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Lòng người khó đoán qua những câu nói thâm thúy

Lòng người khó đoán: Các câu nói thâm thúy hiểu hơn về sếp, đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc, chúng ta không ít lần bắt gặp những câu nói...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers