adsads
Lượt Xem 5 K

Để trả lời câu hỏi này một cách hiệu quả và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, đòi hỏi ứng viên có kỹ năng tốt trong việc phân tích tư duy và giải quyết vấn đề. Điều này sẽ là một thử thách đối với ứng viên tham gia phỏng vấn, đặc biệt là buổi phỏng vấn bằng tiếng Anh. Vì vậy, hãy chuẩn bị những chiến thuật để vượt qua những câu hỏi “hack não” của người phỏng vấn một cách thật suôn sẻ nhé. 

Dưới đây là một vài lưu ý và ví dụ cụ thể giúp bạn hoàn thành các câu hỏi tình huống một cách dễ dàng, mạch lạc và tự tin.

 

1. Các câu hỏi tình huống thường gặp trong phỏng vấn?

Tùy theo vị trí công việc xét tuyển, nhà tuyển dụng có thể đặt ra rất nhiều câu hỏi tình huống để kiểm tra năng lực ứng viên. Dưới đây là một số câu hỏi thông dụng:

  • Tell me about a problem which you think it went well with your contribution (Hãy kể về một vấn đề mà nhờ vào bạn vấn đề đó được giải quyết tốt).
  • Give me a time when you need to make one of the toughest decisions (Quyết định khó khăn nhất mà bạn đã đưa ra là gì?)
  • When was the last time you have face a challenge or conflict? What happened? (Lần cuối cùng bạn phải đối mặt với thử thách hay xung đột trong quá trình làm việc là khi nào? Sự việc đã xảy ra thế nào?)
  • Tell me about the time when you went above and beyond the requirements for a project (Hãy kể về lúc bạn hoàn thành một dự án vượt ngoài mong đợi).
  • Tell me about the time when you made a mistake (Hãy kể về một sai lầm bạn đã mắc phải).
  • Describe a time when you demonstrated your leadership skills (Hãy mô tả một trường hợp thể hiện khả năng lãnh đạo của bạn).

 

2. Bạn cần chuẩn bị những gì?

Tất nhiên bạn không thể dự đoán được tất cả các câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể đưa ra, nhưng bạn có thể chuẩn bị thật tốt bằng những gợi ý bên dưới:

  • Tìm hiểu những tố chất (qualities) cần thiết của vị trí ứng tuyển.
  • Liệt kê các kỹ năng (skills & qualifications) khiến bạn trở thành ứng viên tiềm năng cho vị trí này.
  • Chuẩn bị các tình huống hay trải nghiệm (past experiences) chứng minh khả năng vận dụng các kỹ năng đó để xử lý.
  • Liệt kê các thành tựu (successes, your accomplishments, and recognition) mà bạn đã đạt được trong quá trình làm việc.
  • Sử dụng mô hình STARL để hệ thống hóa câu trả lời.

 

 

3. STARL – Chiến thuật vượt qua các câu hỏi kiểm tra năng lực

Đối với dạng câu hỏi này, bạn không thể chỉ đưa ra câu trả lời Có hoặc Không. Đây là câu hỏi gợi mở, bạn cần có một chiến thuật để có một câu trả lời thông minh và đáp ứng được nhu cầu nhà tuyển dụng. Mô hình STARL là một chiến lược giúp ứng viên hệ thống hóa câu trả lời một cách rõ ràng, mạch lạc và thu hút người phỏng vấn.  

Mô hình STARL sử dụng kỹ thuật 5 bước sau:

STARL = Situation + Task + Action + Result + Learning

Để hình dung rõ hơn về cách sử dụng mô hình STARL này mời bạn cùng xem qua tình huống bên dưới.

Hãy tưởng tượng nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi Tell me about a problem which you think it went well with your contribution”, bạn sẽ đưa ra câu trả lời theo từng bước cụ thể là:

  • S – Situation (Tình huống): Mô tả tình huống xảy ra, giải thích cụ thể địa điểm thời gian.

Ví dụ: My colleague and I were just about to leave for the long holiday weekend when our manager called, saying a key client had a catastrophic event, and could we stay in the office to address the critical business need? (Đồng nghiệp của tôi và tôi vừa chuẩn bị đi nghỉ cuối tuần thì người quản lý của chúng tôi gọi điện, nói rằng một khách hàng quan trọng đã gặp phải một rắc rối khó khăn và liệu chúng tôi có thể ở lại văn phòng để giải quyết nhu cầu kinh doanh quan trọng đó được hay không?)

  • T – Technique (Kỹ thuật): Nêu rõ các nhiệm vụ bạn phải hoàn thành hay các vấn đề mà bạn phải đối mặt.

Ví dụ: I know my colleague is going to a special dinner with her family on this trip, while I don’t have too many important things. So I agreed to stay in the office and deal with the client’s needs. (Tôi biết đồng nghiệp của tôi sẽ đi dự một bữa tối đặc biệt cùng gia đình trong chuyến đi này, trong khi tôi không có quá nhiều việc quan trọng. Vì vậy tôi đồng ý ở lại văn phòng và giải quyết các nhu cầu của khách hàng).

  • A – Action (Hành động): Cách thức bạn giải quyết vấn đề. Mô tả cụ thể các phương pháp mà bạn đã sử dụng. 

Ví dụ:  I was in the office for another 4 hours, ensuring the client’s issue was completely and thoroughly addressed, waiting until they signed off (Tôi ở văn phòng thêm 4 giờ nữa, đảm bảo vấn đề của khách hàng đã được giải quyết triệt để và kỹ lưỡng, đợi cho đến khi họ ký duyệt).

  • R – Result (Kết quả): Kết quả hay thành tựu đạt được là gì?

Ví dụ: Thanks to my willingness to put in a little extra time, we were able to prevent the loss of $50 million in customer revenue over the holiday weekend, and customers, pleased with the support, referred two other customers brought in another $15 million. revenue. And I can still treat myself to a trip the following weekend. (Nhờ sự sẵn lòng của tôi dành thêm một chút thời gian, chúng tôi đã có thể ngăn chặn việc mất 50 triệu USD doanh thu từ khách hàng trong kỳ nghỉ cuối tuần và khách hàng, hài lòng với sự hỗ trợ, đã giới thiệu hai khách hàng khác mang về thêm 15 triệu USD. doanh thu. Và tôi vẫn có thể tự thưởng cho mình một chuyến đi vào cuối tuần sau).

  • L – Learning (Học hỏi): Những bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ tình huống trên.

Ví dụ: Thanks to this experience, I learned that we needed to be flexible at work and being a team, we needed to share and help each other so that we could get the best result for the whole team (Nhờ trải nghiệm này, tôi học được rằng chúng ta cần phải linh hoạt trong công việc và làm việc theo nhóm, cần chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau để có thể mang lại kết quả tốt nhất cho cả nhóm).

Ngoài ra, hãy lưu ý một số lỗi sau để có một câu trả lời hoàn hảo:

  • Trả lời tình huống bằng cách liệt kê. Hãy kể cho nhà tuyển dụng một câu chuyện hấp dẫn thay vì chỉ liệt ra hết tất cả mọi thứ
  • Trả lời quá chung chung, không chuyên sâu, chi tiết
  • Trả lời các phần không cân đối, thông thường là việc kể quá nhiều về tình huống nhưng giải pháp quá ngắn.

Hãy luôn nhớ rằng, không có câu trả lời đúng hay sai cho câu hỏi này. Nhà tuyển dụng đơn giản chỉ muốn hiểu cách bạn xử lý tình huống, từ đó xác định liệu rằng bạn có phù hợp với vị trí công việc họ đang tìm kiếm ứng viên hay không. Đừng cố tìm kiếm đáp án chính xác nhưng để thành công hãy luôn chuẩn bị kỹ câu trả lời, lắng nghe thật cẩn thận, có thái độ chân thật và tự tin. Chúc bạn may mắn và thành công trong buổi phỏng vấn của mình nhé.

HR Insider
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers