adsads
Untitled design 6
Lượt Xem 5 K

Theo lý thuyết, 80% thời gian của Kiến trúc sư là dành cho công việc sáng tạo và thiết kế. Nhưng trên thực tế, liệu có phải các Kiến trúc sư thật sự chỉ cần “dính” với bàn làm việc là đủ? Hãy cùng chuyên mục Giải mã ngành kì này vén màn nghề kiến trúc sư với trăm ngàn nhiệm vụ “bất khả thi” này nhé!

 

#1 Tư vấn viên bất đắc dĩ

Tư vấn là bước đầu tiên của quá trình hình thành một công trình xây dựng. Để đáp ứng được mọi yêu cầu của chủ đầu tư, hay nói cách khác, để “bán” được bản vẽ, ngoài khả năng múa bút thần sầu các kiến trúc sư cần phải có kinh nghiệm tư vấn chuyên nghiệp. Từ việc phân tích, định hướng, tư vấn đầu tư, giải pháp quy hoạch, kỹ thuật, giải pháp vật liệu, đến cách quản lý và vận hành công trình. Kiến trúc sư phải nắm chắc trong tay mọi vấn đề từ A đến Á để bảo đảm luôn giải đáp được mọi thắc mắc chủ đầu tư cần.

 

#2 Nghệ thuật gia giàu cảm hứng

Sau khi lên ý tưởng và phác thảo sơ bộ, các kiến trúc sư sẽ nhập vai thành những nghệ thuật gia đích thực để bắt tay thiết kế bản vẽ. Nhiệm vụ nan giải nhất ở vai trò này đó là phải làm sao để có thể triển khai được những ý tưởng ban đầu phù hợp với thực tiễn xây dựng, cân bằng được giữa sáng tạo nghệ thuật và thực tế công trình.

 

#3 Chuyên gia hòa giải

Nghề kiến trúc sư – Tập 1: 5 "nhiệm vụ" mỗi Kiến trúc sư cần hiểu rõ

Chín người thì mười ý! Khi khách hàng có quá nhiều nhân vật chủ chốt, mỗi người một ý kiến và không ai đồng ý với ai thì buộc lòng kiến trúc sư phải nhảy vào cuộc để hòa giải, đảm bảo công trình thực hiện đúng tiến độ. Đôi khi, để làm hài lòng tất cả mọi người, công trình sẽ rơi vào tình trạng “đẽo cày giữa đường”. Nhưng khi có sự cố phát sinh, nạn nhân đầu tiên chịu trận dĩ nhiên lại là… kiến trúc sư!

 

#4 Họa viên “2 trong 1”

Vai trò chính của kiến trúc sư là đưa ra những ý tưởng thiết kế, giải pháp cho công trình chứ không trực tiếp sản xuất bản vẽ. Nhưng trên thực tế, vì nhiều lí do như kinh phí khách hàng có giới hạn, tính chất đào tạo mà các kiến trúc sư hiện nay thường kiêm luôn vai trò họa viên. Thời gian thì eo hẹp, nhưng bản vẽ thì chất chồng! Nhà đầu tư muốn các kiến trúc sư phải sống làm sao?

 

#5 Quản lí công trình, giám sát thi công

Ở nhiều công trình với quy mô nhỏ, việc kiến trúc sư thường xuyên “lăn lộn” ở công trường là chuyện hết sức bình thường! Xuất phát từ nhiều mục đích khác nhau như để bồi đắp kinh nghiệm, trình độ thợ hạn chế, chủ đầu tư can thiệp hay ban quản lý thiếu chuyên nghiệp, buộc lòng kiến trúc sư phải ra trận để bảo vệ “đứa con tinh thần” của mình chào đời an ổn.

Còn đến hơn n vai diễn “lạ” mà các kiến trúc sư phải làm quen ngay khi bước chân vào nghề. Làm kiến trúc sư thoạt tiên chỉ thấy khổ ải trăm bề, nhưng trong đó vẫn có những lợi ích “sướng” đến không ngờ. Hãy cùng chờ đón tập 2 của chuyên mục Giải mã ngành để biết lí do vì sao nhà nhà đổ xô nhau đi học kiến trúc nhé!

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Khám phá chỉ số nội tâm trong thần số học và ứng dụng trong công việc

Trong hành trình khám phá bản thân và phát triển sự nghiệp, thần số học đã trở thành một công cụ hữu ích giúp nhiều...

Nghệ thuật thăng tiến nhờ những ý kiến đóng góp sáng tạo với sếp

Trong môi trường làm việc cạnh tranh ngày nay, việc đưa ra ý kiến sáng tạo không chỉ giúp công ty phát triển mà còn...

5 bài học vượt sóng suy thoái cho người đi làm mà chuyên gia đã đúc kết

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, những đợt suy thoái kinh tế không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp mà...

Outline là gì meaning

Outline là gì? Cách xây dựng cấu trúc bài viết chuẩn SEO

Xây dựng một Outline chuẩn là điều cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực Marketing, điển hình là SEO. Vậy Outline là gì và làm...

Brand là gì meaning

Brand là gì và tầm quan trọng của nó trong kinh doanh

Brand không chỉ đơn thuần là một chiếc logo, slogan hay bản thiết kế, nó còn là lời hứa, là cảm xúc và cả sự...

Bài Viết Liên Quan

Khám phá chỉ số nội tâm trong thần số học và ứng dụng trong công việc

Trong hành trình khám phá bản thân và phát triển sự nghiệp, thần số học...

Nghệ thuật thăng tiến nhờ những ý kiến đóng góp sáng tạo với sếp

Trong môi trường làm việc cạnh tranh ngày nay, việc đưa ra ý kiến sáng...

5 bài học vượt sóng suy thoái cho người đi làm mà chuyên gia đã đúc kết

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, những đợt suy thoái kinh...

Outline là gì meaning

Outline là gì? Cách xây dựng cấu trúc bài viết chuẩn SEO

Xây dựng một Outline chuẩn là điều cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực Marketing,...

Brand là gì meaning

Brand là gì và tầm quan trọng của nó trong kinh doanh

Brand không chỉ đơn thuần là một chiếc logo, slogan hay bản thiết kế, nó...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers