Virus Corona đã mang lại một sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều doanh nghiệp. Từ dịch Sars cho đến sóng thần, các công ty dường như đã quen với việc chuẩn bị cho sự gián đoạn mà doanh nghiệp phải đối mặt. Trong đó, sự bùng phát của virus Corona chính là phép thử cho những gì mà các tổ chức doanh nghiệp đã chuẩn bị trước trong những năm qua.
Cũng giống như khủng hoảng kinh tế, loại dịch này cũng tiềm ẩn những yếu tố mới mà ta chưa thể lường trước được. Chúng có thể đem lại nhiều thay đổi trong cơ cấu tổ chức công ty và quản lý nhân sự.
Những giải pháp ngắn hạn đang được áp dụng trên toàn thể các công ty lớn hiện nay: cân nhắc việc đi công tác, thực hiện theo các lệnh cấm, tự cách ly đối với những người đi về từ vùng dịch, khuyến khích làm việc tại gia, thường xuyên theo dõi lời khuyên từ các chuyên gia y tế. Ngoài ra, một vài phương án mới cũng đang được thực hiện: các ngân hàng quốc tế tại Nhật Bản đang hoạt động bằng cách chia các nhóm làm việc ra, nhằm giảm thiểu sự lây nhiễm chéo trong nội bộ công ty.
Mặc dù công ty đang nỗ lực rất nhiều trong việc xây dựng các phương pháp phòng ngừa nhưng virus Corona đã và đang tạo rất nhiều chướng ngại vật trong việc vân hành tổ chức.
Đúng rằng các nhà lãnh đạo nên giao tiếp nhiều hơn với nhân viên – nhằm tránh việc truyền nhau những thông tin sai lệch trên mạng xã hội. Tuy nhiên, theo Brian Kropp – Trưởng bộ phận Nghiên cứu các phương án Nhân sự tại Gartner – cho hay, nhiều công ty đang “chật vật trong việc ngăn cách” giữa sự chuẩn bị và nỗi sợ hãi, như họ đã làm cách đây 18 năm trong đại dịch Sars.
Sau đó, “có rất nhiều công ty đã tìm mua thuốc cảm cúm và khuyến khích nhân viên tiêm vắc-xin cúm”, ông nói thêm. “Nhiều nhân viên đã làm theo chỉ dẫn ấy. Và nhiều nhân viên cũng cảm thấy rằng họ đang bị bắt buộc làm một điều mà họ không hề muốn. Nó khiến cho mọi người có cảm giác lo lắng cho một vấn đề không hề tồn tại. Một trong những vấn đề nằm ở đây là cách chuẩn bị phòng ngừa mà không tạo ra cảm giác bất an cho mọi người. Bạn không hề muốn tạo ra bất kì một sự hoảng loạn nào ở đây.”
Johnny Taylor – Tổng Giám đốc điều hành Quản lý Nhân sự Quốc tế tại Mỹ – phát biểu rằng, các thành viên thuộc tổ chức đang yêu cầu có một cuộc kiểm tra triệu chứng cúm, cũng là cách mà các văn phòng châu Á đang áp dụng đối với tất cả khách ra vào tòa nhà. “Việc đó khiến cho mọi người cảm thấy an tâm hơn. Nhưng thực tế là nếu bạn đang bị nhiễm virus, thì bạn cũng chưa biểu hiện bất kì triệu chứng nào”, mà có khả năng rằng các triệu chứng chỉ là cảm cúm thông thường mà thôi. Vì thế thay vào đó, tổ chức của ông đã yêu cầu nhân viên không nên đến văn phòng làm việc trong khi đang có dấu hiện bị bệnh. Tại tổ chức Quản lý Nhân sự Quốc tế, nhân viên xin nghỉ sẽ có chính sách được chi trả lương như bình thường.
Taylor cũng cho rằng, đại dịch này cũng là cơ hội để các công ty ở Mỹ cải thiện chính sách nghỉ phép có lương cho nhân viên – bao gồm việc khuyến khích phép nhân viên tích trữ tiền trợ cấp và có thể làm việc trong khi bị ốm. Ở Anh, một tổ chức tương ứng như Quản lý Nhân sự Quốc tế Mỹ, Học viện Nhân sự và Phát triển Chartered khuyên các chủ doanh nghiệp “vẫn trả lương đối với những nhân viên được khuyên là tự cách ly,nhưng chưa có bất kì triệu chứng cụ thể nào, việc trả lương nghỉ bệnh có thể trích từ quỹ dành cho các dịp lễ” mặc dù hiện nay vẫn chưa có pháp luật nào đề ra cho việc chi trả lương như thế này.
Trong trường hợp các trường học và nhà trẻ đóng cửa, nhân viên là các bậc phụ huynh sẽ cảm thấy lo lắng hơn đối với việc chăm sóc sức khỏe cũng như dành thời gian trông nom con cái của mình. Ben Willmott – Trưởng bộ phận Chính sách tại Học viện Nhân sự và Phát triển Chartered – cho rằng, “các chủ doanh nghiệp có thể dùng thời gian nghỉ lễ trong phép năm của nhân viên để chi trả lương trong những trường hợp như vậy”. “Chúng tôi khuyên rằng chủ doanh nghiệp nên linh hoạt và rộng lượng hơn bao giờ hết, nhằm ủng hộ và đồng cảm với nhân viên trong cơn dịch như thế này”.
Một tiến triển rõ rệt nhất kể từ khi dịch Sars bùng phát vào năm 2002 – 2003 là sự gia tăng làm việc từ xa – một phương pháp được thúc đẩy bởi cả quản lý linh hoạt thực tiễn và phi tập trung với công nghệ có sẵn rộng rãi trên toàn quốc.
So với nền công nghiệp dịch vụ, các công ty sản xuất lại đối mặt với nhiều khó khăn hơn trong việc vận hành làm việc từ xa hoặc làm việc theo ca khẩn. Các công ty sản xuất phải đối mặt với nhiều thách thức hơn trong việc tạo ra công việc từ xa hoặc làm việc khẩn cấp hơn so với các công ty trong ngành dịch vụ. Taylor từ Quản lý Nhân sự Quốc tế tin rằng, tình hình dịch bệnh như thế này sẽ khiến các công ty chuyển sang kiểu làm việc từ xa trong hơn một vài tuần nữa. “Nếu không có gì ràng buộc, thì bạn hãy cân nhắc loại hình làm việc từ xa thử xem”, ông nói thêm.
“Công nghệ hiện nay đã tối tân hơn rất nhiều so với trận đại dịch trước. Và mọi người cũng đã quá quen thuộc với các loại công nghệ thông tin rồi”, Kropp từ Gartner cho hay. “Tuy nhiên, nhiều quản lý viên thì lại đang làm khó vấn đề. Chúng tôi đang khuyên các chủ doanh nghiệp giao tiếp với chính nhân viên quản lý của mình, nhằm khuyến khích mọi người làm việc tại gia. Nhưng một số người lại cho rằng, nhân viên có thể làm việc từ xa; và chỉ có nhà quản lý mới giải thích được lý do tại vì sao họ có thể”
Kiểu hình làm việc tại gia này có thể gây ra nhiều nghi vấn cho cả khả năng thích ứng của quản lý viên và tính thực tế của việc khuyến khích mọi người làm việc từ xa. Willmott cho rằng các công ty nên “nhận biết được quản lý viên nào có những kỹ năng có thể trao đổi – nghĩa là họ có thể đào tạo nhân viên làm được ở những vị trí công việc khác nhau chẳng hạn. Có thể rằng những quản lý viên của bạn được tiến cử vì các kỹ năng kỹ thuật nào đó, nhưng bạn chỉ cần sử dụng tốt những kỹ năng cốt lõi nào mà họ sở hữu thôi”.
Theo Sarah Henchoz – nhà sáng lập công ty luật Allen & Overy – cho rằng, một trong những khó khăn trong việc quản lý khác chính là những người đi từ vùng dịch về sẽ lây nhiễm chéo cho nhân viên địa phương. “Nếu điều này xảy ra, thì nhân viên bản địa sẽ có cảm giác xa lánh; đồng thời tạo ra rào cản “họ với chúng tôi” – một văn hóa vô cùng bất lợi, cũng như tăng cao rủi ro của sự phân biệt đối xử”.
Các thông tin hỗn loạn có thể gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là ở các công ty tư vấn – nơi mà nhân viên dành phần lớn thời gian tại nơi làm việc của khách hàng. Nếu công ty cho phép nhân viên của mình làm việc tại gia nhưng khách hàng lại muốn gặp gỡ họ tại nơi làm việc, điều này sẽ tạo ra một “sự mâu thuẫn và cảm giác thiếu công bằng”, Kropp cho hay.
Nhưng nói chung, các công ty đều cho rằng phương án hữu dụng nhất lúc này chính là đối phó đồng thời cùng với chính cơn dịch. Sự cộng tác với các chuỗi cung ứng, hay thậm chí là giữa những đối thủ cạnh tranh với nhau – chính là một phương pháp kế thừa xuất phát từ sự bùng dịch. Các công ty đã kích hoạt mạng lưới vững chắc giữa các nhà quản lý nhân sự, hoặc tham gia vào các cuộc trò chuyện thân mật nhằm đồng lòng tìm ra một giải pháp tối ưu nhất để tránh sự lây lan của loại virus này.
Cơn khủng hoảng này; dĩ nhiên, sẽ còn tiềm ẩn rất nhiều khuyết điểm. Peter Cappelli – Giám đốc Trung tâm Nhân sự thuộc trường doanh nhân Wharton – nhớ lại vào thời điểm dịch Sars, đã có rất nhiều công ty báo cáo rằng “họ thật sự không biết mình có bao nhiêu nhân viên, và số lượng nhân viên được phân bổ ở từng khu vực là bao nhiêu”. Một điểm sáng lóe lên lúc đó chính là việc này đã “giúp họ tính toán tốt hơn cho những vấn đề cơ bản nhất, và điều đó khiến cho họ lên kế hoạch tốt hơn cho bất kì tình huống nào tương tự”.
— HR Insider/Theo Financial Time —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
VietnamWorks hỗ trợ Quý Khách Hàng trong đại dịch COVID-19 |
Đại dịch COVID-19 hiện nay đã tạo ra những tác động to lớn đến mọi mặt trong cuộc sống, trong đó, những người lao động và sử dụng lao động là những nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề do hậu quả của dịch bệnh gây ra. Với những công ty vẫn đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong thời điểm này, nhằm giúp Quý Khách phần nào tận dụng được thời cơ, gia tăng hiệu quả tuyển dụng trong hiện tại, VietnamWorks mong muốn mang đến những gói hỗ trợ như sau:
Ngoài ra, bên cạnh gói hỗ trợ quảng bá thương hiệu tuyển dụng nêu trên, tuỳ vào điều kiện đơn hàng mà VietnamWorks còn đề xuất thêm các giải pháp khác, nhằm hỗ trợ Quý Khách Hàng tốt nhất trong giai đoạn này. Để nhận thêm thông tin chi tiết, Quý Khách Hàng vui lòng gửi mail về [email protected] hoặc liên hệ qua số hotline: TP.HCM – (8428) 39258456; Hà Nội – (8424) 39440568; Đà Nẵng – (84236) 7308181. Vì để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho việc quảng bá thương hiệu tuyển dụng của Quý Khách, số lượng các hỗ trợ sẽ có giới hạn nhất định nên chúng tôi sẽ ưu tiên cho những Khách Hàng đầu tiên liên hệ với chúng tôi và thỏa mãn các điều kiện về đơn hàng. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.