• .
adsads
Thiết kế không tên 4
Lượt Xem 16 K

Dưới đây là những điều bạn cần chú ý cho CV của mình nếu không muốn bị loại ngay từ vòng đầu tiên:

1. Đừng nói về mong muốn hiện tại của bạn trong CV

Nếu bạn đi ứng tuyển, hiển nhiên là bạn muốn làm công việc đó.

Do vậy, thay vì nói rằng mình muốn làm công việc X, sẽ tốt hơn nếu bạn nêu tóm tắt những công việc đã làm vì đó là cơ sở để nhà tuyển dụng quyết định bạn có phù hợp với công việc họ muốn tuyển hay không.

2. Đừng cho vào những công việc không liên quan trong CV

Tuy bạn có thể là một nhân viên pha đồ uống cừ khôi ở trường cấp 3, nhưng trừ khi bạn định ứng tuyển vị trí pha chế, tốt nhất là bỏ mục đó lại.

Nhưng đừng quá tiếc nuối. Theo Alyssa Gelbard, chuyên gia về nghề nghiệp và là nhà sáng lập công ty cố vấn việc làm Resume Strategists, chỉ ra rằng những kinh nghiệm công việc trước có thể không giúp ích trực tiếp cho công việc hiện tại, nhưng những kĩ năng bạn học được lúc làm công việc đó có thể giúp ích cho bạn trong tương lai.

Nếu muốn nêu vào CV những kĩ năng bạn đã tích lũy, thì hãy đảm bảo chúng có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển.

3. Một CV chuyên nghiệp không cần phải thông tin về trạng thái quan hệ 

Đừng cho vào những thông tin về tình trạng hôn nhân, tôn giáo hoặc số thẻ căn cước cá nhân.

4. Đừng cho vào CV mục sở thích của bạn

Nếu nó không liên quan đến công việc bạn ứng tuyển, thì đừng trình bày mục này vì chúng chẳng có ích gì cả. Không ai quan tâm đến điều đó đâu.

5. Đừng nói dối

Một khảo sát với hơn 2000 nhà tuyển dụng về lỗi lầm nào họ ấn tượng nhất, và kết quả những lời nói dối vụng về là lựa chọn số 1. Vài người nói rằng họ là CEO cũ công ty họ đang ứng tuyển, người khác lại nói mình tốt nghiệp từ một trường còn không tồn tại.

Nhưng sự lừa dối là “nỗ lực sai lầm để bù đắp cho trình độ thiếu sót”, theo Rosemary Haefner, trưởng bộ phận nhân sự

Ông nói thêm, những ứng viên nên tập trung những kĩ năng thực sự của họ. “42% những nhà tuyển dụng nói rằng họ chỉ cần những ứng viên đạt được 3/5 những phẩm chất quan trọng của một vai trò cụ thể.”

6. Nêu số tuổi của bạn vào CV có thể là một trở ngại

Nếu bạn không muốn bị mất cơ hội chỉ vì tuổi của mình, vậy thì đừng nhắc đến năm tốt nghiệp hay những thứ tương tự.

Những điều bạn nên xóa bỏ khỏi đơn xin việc của mình ngay lập tức

7. Đừng kể lể

Việc sử dụng lề 0.5 inch và cỡ chữ 08 những mong có thể trình bày thật nhiều điều về bản thân mà vẫn nằm trong 01 trang giấy, vậy thì đây hẳn là một sai lầm.

Tốt nhất là hãy để lề không nhỏ hơn 0.8 inch và súc tích nhất có thể. Một lá đơn với nhiều khoảng trắng nhưng vẫn đầy đủ những nội dung cần thiết sẽ được đánh giá cao hơn.

8. Đừng nói về kế hoạch đi chơi sắp tới của bạn 

Tất nhiên là bạn muốn dành thời gian để đi du lịch hay xây dựng gia đình, nhưng bạn không nên cho những thông tin như thế vào CV. Những thông tin cá nhân thế này khiến lá đơn của bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp.

9. Để mục người tham khảo của bạn riêng ra

Nếu nhà tuyển dụng muốn bạn nói về những người giúp họ xác thực độ tin cậy của những thông tin bạn đưa ra, họ sẽ yêu cầu. Nhưng bạn cũng nên chuẩn bị trước những điều đó, phòng khi nhà tuyển dụng cần.

10. Không sử dụng định dạng nhất quán

“Định dạng của lá đơn quan trọng không kém phần nội dung,” Amanda Augustine – một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn nghề nghiệp nói.

Bà khẳng định định dạng tốt nhất là những định dạng dễ dàng cho những nhà tuyển dụng đọc lá đơn của bạn, làm nổi bật lên những khả năng then chốt cũng như những mục tiêu nghề nghiệp.

“Khi bạn chọn định dạng nào, hãy cố định với nó”, Augustine nói.

11. Đừng dùng đại từ nhân xưng

“Lá đơn của bạn không nên bao gồm những từ như là “tôi”, “cô ấy”, “của tôi”,..”, theo Tina Nicolai – một nhà tư vấn nghề nghiệp cấp cao, nói.

“Cũng đừng viết lá đơn của bạn ở ngôi thứ nhất hoặc thứ ba. Mọi thứ trong lá đơn được hiểu là đang nói về bạn chứ không phải ai khác.”, bà cho biết thêm.

12. Không dùng lẫn lộn các thì

Không miêu tả lẫn lộn các công việc hiện tại với quá khứ. Mọi chuyện nên được kể theo đúng thời gian nó diễn ra.

13. Dừng dùng những email không chuyên nghiệp

Nếu bạn vẫn dùng những email kiểu như [email protected]  hay [email protected], hãy thay đổi ngay.

Việc lập một email mới không tốn đến 2 phút đồng hồ, và còn được miễn phí.

14. Không cần phải viết “Đây là số điện thoại của tôi” trước số điện thoại của bạn

Tránh dùng những lời giới thiệu hiển nhiên như vậy trước số điện thoại hay địa chỉ email. Thật thừa thãi.

15. Đừng nêu tên của sếp cũ

Đừng bao gồm tên của sếp bạn vào CV trừ khi bạn thoải mái với việc những người tuyển dụng sẽ liên hệ với sếp của bạn. Ngay cả vậy, Gelbard nói rằng một lý do duy nhất nên cho tên sếp cũ của bạn vào CV là khi đó là một người đáng chú ý.

>>>Xem thêm:[Phần 1] 2021 rồi, xóa gấp khỏi CV của mình những điều này nếu không muốn thất nghiệp!!!

     

Bạn có biết rằng tỉ lệ chọi trung bình cho một vị trí là 1/6. Điều đó đồng nghĩa rằng, bạn cần vượt qua ít nhất 6 người để có thể có cơ hội được phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng. Vậy nên tạo CV là một trong những kĩ năng bạn nhất định phải biết. Nếu bạn muốn làm CV ấn tượng nhưng không biết bắt đầu từ đâu thì đừng lo WowCV – một tính năng mới được Vietnamworks ra mắt sẽ hỗ trợ bạn tạo CV chuyên nghiệp giúp bạn dễ dàng “lọt vào mắt xanh” của các nhà tuyển dụng.

  • Thực hiện NHANH CHÓNG với mẫu CV đa dạng, phù hợp cho nhiều ngành nghề/ lĩnh vực
  • TIỆN LỢI trong sử dụng và tìm việc với tính năng chỉnh sửa nội dung trực tiếp, tự động cập nhật thông tin thông qua tài khoản trên VietnamWorks.
  • Hoàn toàn MIỄN PHÍ và không dính logo thương hiệu, tương thích với mọi nền tảng tuyển dụng trực tuyến khác nhau

Cùng trải nghiệm tạo CV TẠI ĐÂY nhé!

— HR Insider/ Theo cafebiz —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc,...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers