• .
adsads
Thiết kế không tên 33
Lượt Xem 4 K

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang đảm nhận các công việc lặp đi lặp lại trong suốt sự nghiệp của mình

1. Bạn không còn học được điều gì mới ở các buổi đào tạo của công ty

Nếu bạn có thể tự tìm hiểu và giảng dạy cho chính bạn về team building, tinh thần lãnh đạo hay đa dạng văn hóa thì bạn nên đổi một công việc mới.

 

2. Khi bạn cảm thấy nhân viên mới “quá non kinh nghiệm”

Tuổi tác không nói lên được điều gì, tuy nhiên, khi bạn cảm thấy tất cả nhân viên mới đều còn mới và thiếu kinh nghiệm thì chắc hẳn bạn đã ở vị trí công việc hiện tại đủ lâu. Một ví dụ cụ thể hơn, mặc dù nhân viên mới có kinh nghiệm công việc giống bạn nhưng bạn vẫn cảm thấy họ “non kinh nghiệm” thì đây thật sự là vấn đề đáng quan tâm.

 

3. Bạn không nghỉ đủ số ngày nghỉ ốm hay nghỉ phép được quy định hàng năm

Nghỉ ốm ít có thể mang lại tín hiệu lạc quan rằng bạn có được sức khỏe tốt nhưng khi số ngày nghỉ phép hàng năm được cộng dồn liên tục và bạn không cần dùng đến thì bạn có thể nghĩ về việc thăng chức cho vị trí cao hơn.

 

4. Bạn nhận được rất nhiều giải thưởng cho sự cống hiến lâu dài với công ty

Giải thưởng vinh dự này giống như một sự cam kết với công ty. Việc cam kết lâu dài với công ty dĩ nhiên là điều tốt nhưng nếu như hàng năm bạn đều nhận giải thưởng này đến mức không còn chỗ để trưng bày thì bạn nên cân nhắc và xem xét lại con đường sự nghiệp của bản thân.

 

5. Bạn dành nhiều thời gian ở văn phòng chỉ để lướt mạng

Bất kể bạn hoàn thành công việc trước thời hạn nên có thời gian dư dả hay khối lượng công việc quá ít so với khả năng của bạn thì việc lướt mạng là hành động cho thấy não bộ của bạn đang tìm kiếm để chống lại sự nhàm chán tại văn phòng.

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang đảm nhận các công việc lặp đi lặp lại trong suốt sự nghiệp của mình

6. Bạn thường xuyên kiểm tra đồng hồ chỉ để canh giờ tan sở

Điều gì tồi tệ hơn việc bạn cảm thấy thời gian đang trôi qua quá chậm bởi vì người ta nói rằng: “ Bạn chỉ muốn kéo dài thời gian khi bạn cảm thấy vui vẻ, hứng thú” nhưng bạn lại không tận hưởng và trải qua thời điểm đó khi đang làm công việc hiện tại. Đấy là vấn đề nghiêm trọng mà bạn nên chú tâm bởi vì ở văn phòng dành hết thời gian cho công việc sẽ tốt hơn việc bạn rảnh rỗi chỉ để đếm từng giây chỉ để được tan tầm.

 

7. Tưởng tượng về những điều ngoài công việc khi ở văn phòng

Tuy đang làm việc nhưng bạn lại mơ mộng về việc trúng số hay một kì nghỉ tới một nơi bạn hằng mơ ước hay đột nhiên, bạn muốn vứt bỏ mọi thứ để sống ở một vùng núi yên bình. Nghe thì có vẻ hơi kì lạ nhưng đây là dấu hiệu cho thấy tiềm thức của bạn đang cố gắng thoát khỏi sự nhàm chán và bạn nên sẵn sàng cho một thử thách mới trong sự nghiệp.

 

8. Vị trí công việc khác nhau nhưng vai trò và nhiệm vụ lại giống nhau hoàn toàn

Bạn hãy chấp nhận sự thật rằng bất kì hồ sơ xin việc nào cũng chỉ tốt trên mặt “giấy tờ” bởi vì dù bạn chỉ là nhân viên telemarketing nhưng trên hồ sơ bạn vẫn có thể ghi là chuyên viên marketing hay vị trí tiếp tân lại được thổi phồng là nhân viên trợ lý. Bất kì ai khi hoàn thiện CV điều hiểu rằng phóng đại một chút về vị trí công việc thì sẽ hiệu quả hơn. Và nếu bạn cũng trong tình trạng này, tốt nhất bạn nên sẵn sàng thay đổi một công việc khác.

 

9. Bạn không còn quan tâm đến nếu gặp vấn đề với cấp trên hay bộ phận nhân sự

Đôi khi, việc này cho thấy bạn đã ở công ty đủ lâu để hiểu rõ về tính cách hay cách ứng xử của họ, mặt khác, có thể bạn không còn lo sợ việc bị sa thải bất kể việc bạn cho rằng công ty sẽ không thể sa thải bạn hay đơn giản bạn đã quá quen với vấn đề này.

 

10. Công việc quen thuộc đến mức bạn hoàn toàn có thể “nhắm mắt cũng làm được”

Bạn tự tin và đủ kiến thức về nhiệm vụ công việc, điều đó khá là tuyệt vời đấy, tuy nhiên, nếu công việc của bạn như thời khóa biểu hàng ngày mà bạn hoàn toàn làm được dù cho có phải “bịt mắt, trói tay” thì điều này thật sự đáng lưu tâm. Bất kì ai cũng cần những thử thách tích cực để làm động lực thì đây là thời điểm để bạn tìm kiếm điều gì khác biệt cho công việc của mình.

 

11. Bạn thậm chí không cần xem bản đánh giá kết quả công việc bởi vì nó chỉ được lặp đi lặp lại

Nếu bạn nhận được bản đánh giá mà thậm chí không cần nhìn đến thì bạn đang có vấn đề. Thỉnh thoảng, điều này chứng tỏ bạn đã thành thạo công việc và không còn điểm nào cần cải thiện và bạn đã trải qua việc đọc những đánh giá được lặp đi lặp lại thì bạn nên tìm kiếm một công việc khác.

 

12. Bạn bắt đầu nghĩ về việc nghỉ hưu

Hiện tại, bạn đã bắt đầu tính toán về số tiền nhận được khi nghỉ hưu thì chứng tỏ bạn đang chán nản với công việc và mong muốn thoát khỏi công việc. Không nhiều người chờ đợi việc trở nên già đi nhưng khi bạn đã suy nghĩ về việc nghỉ hưu, tức là bạn đang hi vọng không phải làm công việc nhàm chán, vì vậy, bạn nên quyết đoán trong việc tìm kiếm công việc mới hoặc phát triển sự nghiệp của bản thân.   

Dù cho bất kì lĩnh vực nào thì khi bạn bắt đầu cảm thấy trì trệ trong công việc, điều đó không hề khả quan. Đặc biệt, một công việc ổn định và đảm bảo sự lâu dài là không tưởng. Vì vậy, hãy cứ dũng cảm, cứ nổi bật và can đảm bắt đầu một công việc mới.

 

— HR Insider/ Theo Fast Company —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Xem thêm các tin tuyển dụng việc làm khắp khu vực phổ biến:

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian.

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc,...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers