• .
adsads
Untitled design 24
Lượt Xem 3 K

Đây là một bài toán khó cho cả nhà tuyển dụng và người “thợ thuyền”. Về cơ bản, sẽ hiếm người chấp nhận nhượng bộ trước một vị trí thấp hơn với vị trí mà mình đã gắn bó bấy lâu. Ngược lại, đối với nhà tuyển dụng, họ cũng rất khó xử trong việc sắp xếp một người có kinh nghiệm nghề nghiệp dày dặn tại một vị trí thấp hơn.

Sue Dodick đã là một trong những lãnh đạo cấp cao tại Sanford C. Bernstein trước khi tạm ngưng 12 năm sự nghiệp của mình. Sau một thời gian, cô trở lại công ty ở một vị trí tương đương với Phó Chủ Tịch sau khi hoàn thành chương trình đào tạo JPMorgan Chase’s ReEntry. 5 năm sau đó, cô trở thành Trưởng bộ phận quản lý tài sản tại Endowments and Foundations Group trước khi một lần nữa rời đi để sát cánh cùng một đồng nghiệp cũ với công việc kinh doanh của người ấy.

“Điều quan trọng không nằm ở vị trí mà bạn sẽ quay trở lại, điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ tình hình và diễn biến của mọi chuyển động xung quanh mình để từ đó đưa ra quyết định phù hợp”.

Trong bối cảnh cơn khủng hoảng kinh tế 2008 đang làm chao đảo mọi thứ, dù sở hữu đến hơn 12 năm kinh nghiệm nhưng Sue vấn quyết định “nhượng bộ” 1 bước để đổi lại một bàn đạp phù hợp để cô có thể tiếp tục bền bỉ tiến xa hơn.

Michelle Friedman, nhà sáng lập Advancing Women’s Careers và là chuyên gia trong lĩnh vực hướng nghiệp Phụ nữ, chia sẻ: “Việc xác định vị trí phù hợp cho bản thân sau khi trở lại với công việc cũng chính là tiền đề cho những bước đi tiếp theo của bạn trên nấc thang sự nghiệp. Bên cạnh đó, việc quay trở lại với doanh nghiệp sẽ đi cùng với những chương trình đào tạo kỹ năng chuyên sâu, giúp nhân viên có cơ hội nắm bắt, cập nhật những diễn biến xung quanh trước khi có thể chính thức trở lại với công việc.”

Theo kinh nghiệm nghề nghiệp của Sue Doddick, thông thường sẽ có 2 cách để tái bổ nhiệm nhân viên vào vị trí tương ứng: Theo vai trò – như cách mà Sue đã quay trở lại với công ty của mình, và theo dự án.

Đối với việc tái bổ nhiệm theo vai trò, nhân viên sẽ được tham gia vào chương trình tái bổ nhiệm kéo dài từ 12 – 16 tuần, với vị trí tương đương của họ trước đây. Trải qua khoảng thời gian trên, nếu nhân viên hoàn thành xuất sắc và đáp ứng mọi tiêu chuẩn về kỹ năng, kiến thức chuyên môn, họ sẽ ngay được tái bổ nhiệm lại vào vị trí tương ứng của mình hoặc thậm chí cao hơn – phụ thuộc vào năng lực thể hiện của họ trong chương trình tái bổ nhiệm.

Việc xác định vị trí nghề nghiệp phù hợp để tái bổ nhiệm ứng viên luôn là vấn đề quan trọng mà mọi doanh nghiệp cần lưu ý. Đứng từ góc nhìn của nhân viên, việc họ trở lại với công ty sau một quãng thời gian không đồng nghĩa với việc mai một kỹ năng và tư duy của mình, đặc biệt đối với những người có năng lực tốt. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị các chương trình đào tạo và huấn luyện phù hợp sẽ giúp cho việc tiếp quản công việc dang dở của nhân viên trở nên thuận lợi hơn, để họ tiếp tục phát triển và cống hiến tại vị tri mà mình cảm thấy xứng đáng nhất.

— HR Insider / Theo hbr.org —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc,...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers