adsads
Untitled design 61
Lượt Xem 4 K

“Rất nhiều những điều vĩ đại trên thế giới được xây dựng bởi những con người mệt mỏi và chán nản nhưng vẫn tiếp tục lao động”. Chán nản chỉ là trạng thái cảm xúc nhất thời khi bạn gặp phải những thách thức và khó khăn trong công việc. Vì thế, hãy đập tan những cảm xúc tiêu cực ấy đi và tìm kiếm cho mình câu trả lời “làm gì khi chán nản” với 4 cách sau.

 

1/ Làm gì khi chán nản công việc: Lắng nghe bản thân đang cần gì

Tự đặt câu hỏi cho bản thân để biết được bạn đang mắc phải những vấn đề cũng là một cách giúp bạn trả lời được câu hỏi “làm gì khi chán nản công việc”:

  • Bạn đang cảm thấy công việc này áp lực ở điểm nào?
  • Sếp khó tính và hay chèn ép bạn?
  • Bạn không còn muốn tiếp tục gắn bó với công việc này nữa?
  • Đồng nghiệp có phải là nguyên nhân khiến bạn chán nản?
  • Bạn đang mong muốn điều gì từ công việc này?
  • Công việc này không đáp ứng được mong đợi ban đầu của bạn?

Hãy thử lắng nghe bản thân xem bạn đang muốn gì và cần gì từ công việc này? Tại sao và do đâu mà bạn cảm thấy chán nản? Sau khi trả lời xong những câu hỏi này, bạn sẽ biết được mình cần phải làm gì.

 

2/ Làm gì khi chán nản công việc: Tìm kiếm những giải pháp cho bản thân 

Khi đã trả lời được những câu hỏi trên và biết được nguyên nhân vì sao bạn chán nản thì hãy bắt đầu tìm kiếm giải pháp cho mình.

 

Nếu gặp phải sếp khó tính

“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Hãy tự vấn bản thân xem bạn đã hoàn thành tốt trách nhiệm của một nhân viên hay chưa, trước khi trách móc sếp là người khó tính. Nếu bản thân còn nhiều sai phạm và hay bị sếp trách móc, hãy khắc phục những điều đó và thể hiện thành ý của mình bằng cách: đi làm đúng giờ, hoàn thành công việc đúng thời hạn, có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao,…

Còn nếu sếp quả thật đã sai, hãy tìm cách góp ý tế nhị và chân thành. Bạn nên làm điều này cùng với những đồng nghiệp của bạn vì như thế sếp sẽ cảm thấy thuyết phục hơn vì đó là cái nhìn khách quan từ những người khác.

 

Đánh mất đam mê trong công việc

Làm gì khi chán nản công việc? Hãy tìm kiếm lại đam mê của bản thân. Vì sao bạn lại bắt đầu công việc này? 

Đôi khi việc thay đổi mục tiêu trong công việc cũng là cách để lấy lại niềm hăng say ban đầu. Nếu bạn đang đặt mục tiêu là trở thành nhân viên giỏi, hãy nâng cấp nó lên thành vị trí trưởng phòng hay phó phòng, hoặc đơn giản hơn là đạt được lợi nhuận, hoàn thành dự án,…

Đừng để bản thân ở trạng thái ù lì 1 chỗ, hãy đôn đốc và nhắc nhở bản thân cố gắng mỗi ngày và đừng quên tự vấn “mình đang cố gắng vì điều gì?”.

 

Gặp phải đồng nghiệp oan gia

Nếu đồng nghiệp không hòa thuận và thường xuyên tranh cãi, bạn hãy thử xoa dịu mối quan hệ bằng cách nhường nhịn. Ông bà ta có câu “1 câu nhịn, 9 câu lành”, đừng có so đo với đồng nghiệp, đôi khi chịu thiệt một chút để có hòa khí cũng là điều nên làm.

Làm gì khi chán nản công việc? Hãy thiết lập lại mối quan hệ với đồng nghiệp của bạn.

 

3/ Làm gì khi chán nản công việc: Buông bỏ tất cả và làm những điều mình thích 

Làm gì khi chán nản công việc? Hãy buông bỏ tất cả và cho bản thân thời gian để nghỉ ngơi. Đôi khi áp lực quá lớn sẽ khiến bạn bị stress và bế tắc, chính những lúc này bạn nên thư giãn và chăm sóc cho bản thân nhiều hơn.

Một số hoạt động có thể giúp bạn thư giãn và tốt cho sức khỏe: câu cá, bơi lội, mua sắm, tán gẫu với bạn bè, họp mặt gia đình, nấu ăn, học kỹ năng, tham gia khóa học tiếng Anh giao tiếp…

 

4/ Tìm kiếm người truyền cảm hứng trong công việc

Làm gì khi chán nản công việc? Những lúc bạn cảm thấy chán nản cũng là lúc bạn đang lạc mất phương hướng chưa tìm ra đích đến. Vì thế, hãy tìm cho mình một người truyền cảm hứng.

Người đó có thể là sếp, là đồng nghiệp, là những nhân vật thành công trong lĩnh vực công việc của bạn. Hãy lắng nghe chia sẻ từ họ và bạn sẽ biết được mình nên làm gì. Năng lượng tích cực trong bạn sẽ được khơi dậy nhờ vào cảm hứng từ những người thành đạt.

Với 4 bước giúp bạn vực dậy tinh thần được cung cấp trong bài viết trên, bạn đã biết được mình phải làm gì khi chán nản công việc chưa? Đừng lo lắng nếu bản thân đang trong trạng thái này, bởi tất cả đều có hướng giải quyết của nó, chỉ cần bạn không bỏ cuộc.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers