adsads
Untitled design 22
Lượt Xem 9 K

Hầu như mọi công việc đều cần có một người làm quản lý để công việc được vận hành trôi chảy và thuận lợi. Thế nhưng, người quản trị là gì? Bạn có thật sự đang hiểu đúng khái niệm này chưa? Họ có vai trò gì và phẩm chất nào để nhận diện một nhà quản trị giỏi?

Người quản trị là gì và họ cần những phẩm chất gì

 

1. Người quản trị là gì và có chức năng như thế nào?

Người quản trị là người quản lý và điều hành của một đơn vị tổ chức, nhiệm vụ của họ bao gồm việc thiết lập các chiến lược của tổ chức, điều phối hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng có hiệu quả nguồn lực có sẵn để đưa tổ chức phát triển và hoàn thành mục tiêu một cách tốt nhất. 

Chức năng của nhà quản trị được chia thành 4 chức năng cơ bản:

  • Lên kế hoạch công việc
  • Nhà quản trị sẽ là người xác định mục tiêu và hướng phát triển nhất định của tổ chức.
  • Lên lịch trình và danh sách các hoạt động mà nhóm cần thực hiện
  • Có chiến lược kiểm soát hiệu quả
  • Lên kế hoạch cải tiến tổ chức
  • Chức năng tổ chức công việc
  • Nhà quản trị sẽ là người phân bổ công việc của tổ chức
  • Mô tả và hướng dẫn nhiệm vụ cho từng nhân viên, bộ phận
  • Xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng
  • Thiết lập chính sách sử dụng nhân viên 
  • Định biên
  • Chức năng điều phối tổ chức
  • Có thể ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc
  • Đào tạo và động viên thành viên trong tổ chức
  • Lập ra hệ thống thông tin hiệu quả
  • Tạo dựng những mối quan hệ trong nội bộ tổ chức và thực hiện tốt ngoại giao
  • Kiểm soát, giám sát và chỉ huy thực hiện
  • Chức năng kiểm soát
  • Nhà quản trị sẽ là người thực hiện đánh giá tiến độ công việc
  • Lên lịch kiểm toán 
  • Xây dựng các biện pháp sửa sai hiệu quả 

Rand, Công ty tư vấn nổi tiếng thế giới đã từng nói rằng “ Cứ 100 doanh nghiệp hoặc ocong ty trên thế giới lâm vài tình cảnh phá sản thì có đến 85% trong số đó do chính sách quản lý của người đứng đầu mà ra”. Quả thật người quản trị đóng vai trò rất quan trọng trong việc thành bại của doanh nghiệp.

Trong bất kì một tổ chức nào, chức năng và vai trò của nhà quản trị luôn rất quan trọng. Họ chính là người quyết định sự phát triển và tồn tại của tổ chức. Chính vì vậy, để trở thành một người quản trị giòi, đòi hỏi bạn phải không ngừng trau dồi kỹ năng và phẩm chất.

 

2. Người quản trị là gì – Người quản trị cần những phẩm chất gì?

Có kỹ năng giao tiếp giỏi

Kỹ năng giao tiếp là yếu tố quan trọng đầu tiên để hình thành nên một người quản trị giỏi. Kỹ năng giao tiếp này thể hiện ở 2 góc độ. Đó là giao tiếp nội bộ và ngoại giao.

Đối với nội bộ tổ chức, người quản trị cần có chính sách giao tiếp mềm mỏng, am hiểu và quyết đoán. Việc của họ là phải thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp trong nội bộ công ty, am hiểu và nhận diện được năng lực của nhân viên thông qua quá trình giao tiếp. Từ đó, xác định được đối tượng thích hợp với những vị trí công việc của tổ chức.

Đối với ngoại giao, người quản trị là gì? Họ là người có vai trò thiết lập mối quan hệ với khách hàng, xây dựng tiềm lực hỗ trợ cho tổ chức. Vì thế, họ cần có khả năng giao tiếp và đàm phán giỏi. 

 

Kỹ năng dẫn dắt và thúc đẩy nhân viên

Người quản trị là gì? Họ chính là những người dẫn dắt khôn ngoan để giúp tổ chức có định hướng phát triển tốt nhất. Họ sẽ phải nhận biết được ai là người giỏi ở lĩnh vực gì và chuyên môn ra sao để phân bổ việc hợp lý.

Đồng thời, họ còn phải là người tạo ra những thách thức trong công việc của nhân viên. Hướng dẫn nhân viên phát triển đúng thế mạnh của bản thân và hoàn thành công việc đạt chỉ tiêu.

Ngoài ra, họ còn phải là người thúc đẩy nhân viên để tăng tiến độ công việc đúng thời hạn. Họ thường sẽ có một kế hoạch nhắc nhở định kỳ để kiểm soát việc này.

 

Đồng hành và phát triển cùng cộng sự

Ở cương vị là người quản trị, họ không những phải am hiểu nhân viên của mình mà còn phải thực hiện chức năng của nhà quản trị. Đó là đồng hành và phát triển cùng cộng sự. 

Người quản trị giỏi là người tạo được mối quan hệ tốt với cộng sự của mình. Một doanh nhân thành đạt người Mỹ Thomas J. Watson Jr đã từng nói rằng “Luôn đặt con người ở vị trí số 1 và tôn trọng nhân viên chính là chìa khóa thành công của những nhà quản lý”.

Đừng bao giờ để nhân viên của bạn thực hiện công việc một cách đối phó mà không hề có sự phục tùng nào. Hãy để họ làm công việc bạn giao trong sự vui vẻ và hào hứng. Điều này sẽ giúp cho hiệu suất công việc tăng lên đáng kể.

Hiểu rõ người quản trị là gì và những phẩm chất để tạo nên nhà quản trị giỏi ở trên sẽ giúp bạn thành công hơn trong sự nghiệp của mình. Hãy trở thành một nhà quản trị tài ba và khôn khéo như William Arthur Ward “Tài lãnh đạo dựa trên sự truyền cảm hứng, không phải sự chi phối; dựa trên sự hợp tác, không phải sự dọa dẫm”.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers