• .
adsads
Untitled design 32
Lượt Xem 4 K

Dấu hiệu thể hiện bạn nên nhảy việc

Mãi vẫn chưa được thăng tiến

4-5 năm là quãng thời gian quá dài cho việc mãi giậm chân tại một vị trí. Trong khi đồng nghiệp hay bạn bè cùng trang lứa đã bay nhảy lên tới chức nào rồi thì bạn vẫn loay hoay tại vạch xuất phát. Sự giậm chân này chính là tín hiệu thụt lùi đáng báo động mà bạn cần suy nghĩ đến việc nhảy sang một vị trí khác đúng sở trường và nhiều cơ hội hơn.

Không còn động lực làm việc

Bỗng một ngày, bạn nhận ra bản thân không còn một chút năng lượng hay tinh thần nào để làm việc nữa. Nguồn cảm hứng dành cho công việc cạn kiệt bởi quãng thời gian dài bạn cố gắng gồng mình chịu đựng và ép mình trở nên phù hợp. Thời điểm này, bạn hãy nhìn thẳng vào sự thật để đối diện với giải pháp nhảy việc sắp tới.

Không còn phù hợp với thế mạnh của bản thân

Tính chất công việc thay đổi khiến bạn nhận thấy vị trí không còn phù hợp với thế mạnh vốn có của bản thân. Đừng cố gắng chịu đựng và gồng mình thay đổi theo vì thế mạnh cần được phát huy chứ không phải sửa đổi. Thay vì cam chịu, bạn có thể lựa chọn cách nhảy việc để tung bay đến công việc mình khao khát.

 

Luân chuyển nội bộ – Giải pháp nhảy việc an toàn

Luân chuyển nội bộ - Cánh cửa mới cho người muốn rẽ hướng

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách nghiêm túc thì việc nhảy việc sang một môi trường mới và tính chất công việc mới là phương án khá mạo hiểm. Nhất là đối với những nhân sự đã dành 4-5 năm cống hiến. Thời điểm nhảy việc lại là thời điểm họ đang đi tìm cho mình sự cân bằng nhằm lấy đà phát triển sự nghiệp.

Thay vì chọn một nơi mới toanh, bạn có thể chọn phương án nhảy việc bằng cách luân chuyển nội bộ. Điều này có nghĩa là bạn sẽ tham gia ứng tuyển vào vị trí có tính chất công việc như bạn mong muốn tại công ty hiện tại. Bởi dù sao đó cũng là môi trường làm việc bạn đã gắn bó trong thời gian dài và chắc chắn bạn đã phần nào trở thành “ma cũ” rành rọt từng quy trình cho đến cách thức vận hành, phát triển của công ty.

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp quy mô vừa đến lớn đều khuyến khích hình thức ứng tuyển nội bộ nhằm giữ được nhân sự và gia tăng tinh thần làm việc, cống hiến của nhân viên. Hơn nữa, nhân sự nội bộ khi ứng tuyển, khả năng đậu thường cao hơn các ứng viên ngoài do lợi thế về mặt thời gian tiếp xúc, làm quen và hòa hợp với môi trường. Đặc biệt, quá trình nhảy việc này còn không khiến bạn bị ảnh hưởng về các chế độ thưởng tết cuối năm hay xét thưởng thành tích.

Hãy nghĩ xem, liệu khi nhảy việc sang công ty mới, bạn có chắc chắn 100% mình sẽ được nhận với mức lương và chế độ tốt tương tự. Trong khi, công ty hiện tại của bạn đã cung cấp quá tốt điều này.

Nhảy việc bằng giải pháp luân chuyển nội bộ được đánh giá là phương án an toàn, đảm bảo mức thu nhập và chế độ đãi ngộ hiện tại của nhân sự. Trước khi quyết định nhảy việc bất kỳ đâu, hãy ưu tiên phương án này để có được cú đột phá trong sự nghiệp an toàn mà lại chắc chắn nhất.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc,...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers