adsads
sở đoản là gì
Lượt Xem 235

Sở đoản là gì? Đây là câu hỏi quan trọng mà bất kỳ ai cũng nên tìm hiểu để hiểu rõ hơn về bản thân. Hiểu đơn giản, đó là những điểm yếu hay lĩnh vực bạn còn thiếu tự tin. Nắm rõ sở đoản giúp bạn tránh rủi ro và mở ra cơ hội phát triển bản thân. Hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu cách nhận diện và khắc phục sở đoản hiệu quả nhé!

Sở đoản là gì?

Sở đoản là những điểm yếu hoặc kỹ năng mà một người không giỏi hoặc chưa phát triển. Hiểu rõ sở đoản giúp bạn nhận diện các lĩnh vực cần cải thiện và phát triển bản thân. Việc nhận thức về sở đoản là bước đầu tiên để khắc phục và biến chúng thành điểm mạnh. Sở đoản có thể tồn tại trong các khía cạnh như kiến thức, kỹ năng và tính cách. Ví dụ:

  • Sở đoản về kiến thức: vốn sống hạn chế, yếu về ngoại ngữ.
  • Sở đoản về tính cách: e dè, không dám thể hiện quan điểm, rụt rè.
  • Sở đoản về kỹ năng: kỹ năng tin học kém, kỹ năng giao tiếp yếu, không thành thạo Word, Canva.
Sở trường của bản thân

Tìm hiểu về sở đoản, đây là cơ hội để vượt qua chính mình

Cách xác định sở đoản như thế nào?

Sau khi có cái nhìn bao quát và chung nhất về sở đoản là gì cũng như là thể hiện qua các khía cạnh khác nhau. Tiếp theo bạn cần xác định sở đoản của mình. Dưới đây sẽ là những cách chi tiết để bạn nhận diện cho chính mình.

Một kỹ năng quan trọng bạn nên có đó chính là tự nhận thức và đánh giá về điểm khuyết của bản thân. Thông qua sự quan sát những việc đã làm nhưng chưa đạt được hiệu quả cũng như mục tiêu đề ra. Thông qua đó bạn cần liệt kê tất cả lại và tìm thấy nguyên nhân cốt lõi từ đó đúc kết lý do cho sự chưa thành công của mình. Thì đó, chính là sở đoản của bạn.

Lấy ví dụ, bạn cảm thấy lo âu và căng thẳng trong những lần thuyết trình trước đám đông. Dẫn đến việc diễn đạt chưa truyền cảm, mạch lạc. Thì ngại nói trước đám đông chính là sở đoản của bạn.

Mỗi người sẽ có mỗi góc nhìn khác nhau, có những vấn đề người khác sẽ dễ dàng nhận ra mà chính bạn không nhận thấy được. Vì vậy, bạn có thể lắng nghe ý kiến từ người thân, bạn bè, cấp trên, đồng nghiệp … những người mà bạn cảm thấy tin tưởng. Như vậy, sẽ giúp bạn có cái nhìn đa diện, nhiều chiều để cải thiện những điểm khuyết và để phát huy tốt nhất khả năng của mình.

Một cách nữa để tìm ra sở trường, sở đoản của riêng bạn đó chính là thực hiện dựa trên các bài kiểm tra tính cách như 16 personalities, MBTI, Big FIve. Những website này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tính cách của mình và cách tận dụng những thông tin này để phát triển bản thân và nghề nghiệp.

Tìm hiểu thêm Kinh nghiệm hoàn thiện kỹ năng phát triển bản thân toàn diện hơn

Năng khiếu la gì

Khám phá cách xác định sở đoản và hành động để vượt qua chúng

So sánh sở đoản và sở trường

Sở đoản và sở trường là hai khái niệm đối lập nhưng rất quan trọng trong việc hiểu rõ bản thân và phát triển cá nhân.

Sở trường là những điểm mạnh, những kỹ năng mà bạn tự tin và thành thạo. Đây là những khía cạnh giúp bạn đạt được thành công và tiến xa hơn trong công việc và cuộc sống. Ví dụ: sở trường được thể hiện qua sự hiểu biết sâu rộng về một lĩnh vực cụ thể, mang trong mình sự tự tin, quyết đoán hay là thành thạo các phần mềm công nghệ…

Sở đoản, ngược lại, là những khía cạnh mà bạn cảm thấy yếu kém hoặc chưa phát triển đủ. Nhận diện sở đoản giúp bạn biết được những lĩnh vực cần cải thiện. Ví dụ, sở đoản có thể được thể hiện qua thiếu kiến thức chuyên môn, tính cách nhút nhát, thiếu tự tin hay yếu kinh nghiệm quản lý dự án…

Việc so sánh sở đoản và sở trường không chỉ giúp bạn hiểu rõ bản thân hơn mà còn giúp định hướng phát triển một cách toàn diện và cân bằng. Biết rõ sở trường giúp bạn phát huy tối đa năng lực, trong khi nhận diện sở đoản giúp bạn tập trung cải thiện và khắc phục điểm yếu.

Nắm rõ về 8 bước xác định mục tiêu dự án thành công

Sở trường trong sơ yếu lý lịch

Nhận ra sở sở đoản để biến chúng thành sở trường

Lợi ích của việc nhận diện sở đoản và sở trường trong sự nghiệp

Xác định sở đoản và sở trường là bước quan trọng trong việc phát triển bản thân và định hướng nghề nghiệp. Khi bạn hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình, bạn có thể lập kế hoạch phát triển hiệu quả, tối ưu hóa các kỹ năng vốn có và cải thiện những lĩnh vực còn thiếu. Việc nhận diện sở trường giúp bạn tự tin trong công việc, lựa chọn những vị trí phù hợp với khả năng, từ đó đạt được những thành công vượt trội.

Theo nghiên cứu của Gallup, tập trung vào phát triển điểm mạnh có thể tạo ra hiệu quả công việc vượt trội và tăng cường năng suất. Bên cạnh đó, nhận thức rõ về sở đoản giúp bạn có thể cải thiện những kỹ năng còn thiếu, từ đó gia tăng sự tự tin và hiệu quả trong công việc. Việc hiểu rõ sở trường và sở đoản không chỉ giúp định hướng nghề nghiệp mà còn mang lại sự hài lòng trong cuộc sống cá nhân.

Bên cạnh lợi ích nghề nghiệp, việc xác định sở trường và sở đoản còn giúp bạn có một cái nhìn rõ ràng về bản thân, từ đó đưa ra các quyết định sáng suốt và đạt được sự cân bằng trong cuộc sống. Khi bạn biết mình mạnh ở đâu và cần cải thiện những gì, bạn sẽ tự tin hơn trong mọi quyết định và hành động, tạo dựng được sự hài lòng trong công việc và cuộc sống cá nhân.

Những lưu ý khi chia sẻ về sở đoản

Ngắn gọn và đi thẳng vào trọng tâm 

Khi chia sẻ về sở đoản, hãy ngắn gọn và đi thẳng vào trọng tâm. Tránh việc nói dài dòng và tập trung vào những điểm yếu cụ thể mà bạn đang khắc phục. Sự ngắn gọn giúp người nghe dễ hiểu và ghi nhớ thông tin.

Trung thực

Trung thực khi chia sẻ về sở đoản là rất quan trọng. Thể hiện sự thật về những điểm yếu của bạn giúp xây dựng lòng tin với người nghe. Điều này cũng cho thấy bạn có khả năng tự nhận thức và sẵn sàng cải thiện.

Không tự ti nhưng không tự cao

 Khi nói về sở đoản, hãy tránh thái độ tự ti hoặc tự cao. Tự tin thừa nhận điểm yếu nhưng không tự ti, và thể hiện rằng bạn đang nỗ lực để khắc phục chúng. Điều này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tích cực và chân thật.

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

Nên chia sẻ cả sở trường, không chỉ tập trung sở đoản

Khi nói về sở đoản, hãy nhớ nhắc đến cả sở trường của bạn. Sự cân bằng giữa điểm mạnh và điểm yếu giúp bạn tạo ra một hình ảnh toàn diện và tích cực. Điều này cũng giúp người nghe hiểu rõ hơn về khả năng và tiềm năng của bạn.

Tránh liệt kê quá nhiều

Tránh liệt kê quá nhiều sở đoản khi chia sẻ. Chọn lọc những điểm yếu quan trọng và có liên quan đến bối cảnh cụ thể. Việc liệt kê quá nhiều có thể khiến người nghe cảm thấy bạn không tự tin và thiếu tập trung.

Bổ sung những ví dụ minh hoạ

Khi chia sẻ về sở đoản, hãy bổ sung những ví dụ minh hoạ cụ thể. Ví dụ sẽ giúp làm rõ và cụ thể hóa những điểm yếu bạn đang nói đến. Điều này cũng giúp người nghe dễ hình dung và đồng cảm với bạn hơn.

Nỗ lực khắc phục sở đoản

 Cuối cùng, hãy nhấn mạnh những nỗ lực khắc phục sở đoản của bạn. Chia sẻ những hành động cụ thể bạn đã thực hiện để cải thiện các điểm yếu của mình. Điều này không chỉ thể hiện sự cầu tiến mà còn chứng tỏ bạn có khả năng tự cải thiện và phát triển.

Khám phá thêm những bài viết đặc sắc khác cùng VietnamWorks như: “tâng bốc là gì”, “cái tôi là gì”, và một số mẹo vặt cuộc sống mà bạn có thể chưa biết. Bên cạnh đó, đừng bỏ lỡ những chủ đề hấp dẫn về peer pressuretự ái là gì.

Sở thích của bạn la gì

Chia sẻ về sở đoản là cách để kết nối và học hỏi từ những thử thách

Tại sao sở trường và sở đoản lại là yếu tố quyết định trong tuyển dụng?

Nhà tuyển dụng không chỉ đánh giá kỹ năng và kinh nghiệm mà còn chú trọng đến sở trường và sở đoản của ứng viên để hiểu rõ tính cách và khả năng thích nghi của họ với văn hóa doanh nghiệp. Thông qua đó, họ xác định ứng viên có thực sự phù hợp với vị trí đang tuyển dụng hay không.

Ngoài ra, nếu ứng viên được chọn, thông tin về sở trường và sở đoản sẽ là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển cá nhân phù hợp. Trong môi trường làm việc, khi nhà quản lý nắm rõ những thế mạnh cũng như hạn chế của nhân viên, họ có thể phân công công việc tối ưu, phát huy được khả năng của từng cá nhân và xây dựng một đội ngũ gắn kết, hiệu quả hơn.

Cách trả lời câu hỏi về sở đoản khi tham gia phỏng vấn 

Trả lời câu hỏi về sở trường và sở đoản trong phỏng vấn là cơ hội để bạn thể hiện sự tự tin và khả năng tự nhận thức của mình. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, cho thấy bạn hiểu rõ bản thân và biết cách phát huy điểm mạnh cũng như khắc phục điểm yếu của mình.

Trả lời câu hỏi về sở trường

Để trả lời câu hỏi về sở trường, hãy tập trung vào những kỹ năng và điểm mạnh nổi bật của bạn, đặc biệt là những yếu tố phù hợp với yêu cầu của vị trí ứng tuyển. Bạn có thể chia thành ba nhóm chính:

  • Kỹ năng chuyên môn: Nhấn mạnh trình độ học vấn, chứng chỉ hoặc kinh nghiệm cụ thể như kỹ năng máy tính, ngôn ngữ hay kỹ thuật mà bạn có.
  • Kỹ năng mềm: Liệt kê những kỹ năng như giao tiếp, phân tích hoặc giải quyết vấn đề – các kỹ năng bạn đã rèn luyện qua công việc trước.
  • Phẩm chất cá nhân: Nêu ra những phẩm chất như khả năng làm việc độc lập, linh hoạt, trách nhiệm, đúng giờ hay tinh thần làm việc nhóm.

Ví dụ: Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí Biên phiên dịch tiếng Anh, hãy nhấn mạnh khả năng giao tiếp, trình độ tiếng Anh và những sự kiện bạn đã từng phiên dịch.

Trả lời câu hỏi về sở đoản

Đây là câu hỏi khó, nhưng bạn có thể biến nó thành cơ hội để thể hiện tính trung thực và mong muốn hoàn thiện bản thân. Khi trả lời, hãy:

  • Nhận diện sở đoản rõ ràng: Tránh các yếu tố cá nhân, thay vào đó, tập trung vào một điểm yếu liên quan đến chuyên môn và cách bạn đang khắc phục nó.
  • Đưa ra giải pháp: Nêu rõ bạn đã làm gì hoặc đang làm gì để cải thiện điểm yếu này, cho thấy bạn chủ động trong việc phát triển bản thân.

Ví dụ: “Tôi đôi khi có xu hướng tập trung vào bức tranh tổng thể, nên có thể bỏ sót một số chi tiết nhỏ. Tuy nhiên, tôi đang rèn luyện thói quen kiểm tra công việc kỹ hơn để đảm bảo độ chính xác”.

Mẹo trình bày sở đoản trong CV xin việc

Bạn nên chọn lọc sở đoản một cách phù hợp, không phải sở đoản nào cũng cần được liệt kê. Hãy chọn những sở đoản không quá ảnh hưởng đến vị trí bạn ứng tuyển và có liên quan đến công việc. Điều này sẽ giúp bạn tránh làm mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Thay vì quá lo lắng về những điều mình chưa giỏi, thì bạn hãy trình bày sở đoản dưới góc độ là cơ hội để phát triển. Ví dụ, bạn có thể viết rằng bạn đang nỗ lực cải thiện một kỹ năng nào đó bằng cách tham gia các khóa học hay dự án thực tế.

Cuối cùng, bạn có biết điều quan trọng nhất đó chính là suy nghĩ phải đi đôi với hành động để khắc phục. Đừng chỉ liệt kê sở đoản mà hãy cho thấy bạn đang làm gì để cải thiện chúng. Điều này cho thấy bạn là người có trách nhiệm và chủ động trong việc hoàn thiện bản thân.

Sở trường Tiếng Anh là gì

Khám phá cách trình bày sở đoản một cách chuyên nghiệp trong CV xin việc

Ví dụ, sở đoản của bạn là kinh nghiệm làm việc với phần mềm đồ họa. Thì bạn hoàn toàn có thể khắc phục như là tự học qua các khóa học online và thực hiện các dự án cá nhân để nâng cao kỹ năng này.

Hãy tưởng tượng bạn là một ứng viên mới ra trường, ứng tuyển vào vị trí quản lý dự án tại một công ty công nghệ. Trong CV, bạn trình bày rằng mình có sở đoản về kỹ năng lập kế hoạch dự án nhưng đã tham gia khóa học PMP và thực hiện các dự án nhỏ để cải thiện kỹ năng này. Nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn là người có ý chí và sẵn sàng học hỏi, từ đó tăng cơ hội được nhận vào vị trí mong muốn.

Hãy bắt đầu nhận diện và khắc phục sở đoản của bạn ngay hôm nay để mở ra con đường phát triển bản thân và sự nghiệp thành công. Áp dụng những bí quyết trên và tự tin chinh phục những thử thách mới!

Xem thêm: Tự tin là gì? Bí quyết để tự tin và thành công hơn

— HR Insider —

VietnamWorksWebsite tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. 

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers