adsads
Lượt Xem 53 K

Đừng lo nếu thấy bản thân bạn không hợp để làm người quản lý. Bạn có thể tự phát huy thế mạnh của mình mà không cần chạy theo tư tưởng “làm lãnh đạo mới được mọi người xem trọng”. HR Insider sẽ cho bạn thấy những lý do tại sao:

1. Bạn sẽ không cần che giấu cảm xúc

Người lãnh đạo giỏi phải có khả năng kiềm chế cảm xúc tốt, dù cực kỳ phấn khích hay mất bình tĩnh nhưng trách nhiệm khiến họ phải cất giữ nó trong lòng. Nếu không phải quản lý ai, bạn hoàn toàn có thể tự do thể hiện hỷ, nộ, ái, ố mà không làm ảnh hưởng nhiều đến mọi người.

2. Người lãnh đạo rất cô đơn

Bạn thấy đấy, bất cứ nhà lãnh đạo thành công nào cũng có cái tôi rất lớn, bất chấp những lời phản đối của cấp dưới. Vì thế khi không phải quản lý một ai khác, bạn hoàn toàn có thể tự do nêu ra ý tưởng mà không sợ “lời ra lời vào”.

3. Người đứng đầu thường suy nghĩ phức tạp

Lãnh đạo thường phải kiên định và quyết đoán, nhưng đôi lúc cũng phải biết cách linh hoạt, hòa nhã. Thật phức tạp phải không! Nếu không làm lãnh đạo, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cách riêng để xử lý công việc mà không lo làm mất lòng người khác.

4. Bạn sẽ không phải thường xuyên “làm bạn” với rủi ro

Nếu bạn chỉ là một thành viên, bạn sẽ có thiên hướng cẩn trọng hơn và theo sát kế hoạch được đề ra. Nhưng khi trở thành người gánh trọng trách lớn, bạn phải thường xuyên thực hiện những ý định táo bạo để đưa tập thể đi lên, lúc đó rủi ro sẽ tìm đến bạn.

5. Bạn không cần phải gồng mình để trở nên tự tin

Những người lãnh đạo luôn phải mang phong thái quyết đoán, tự tin, chắc chắn trong từng lời nói. Nhưng nếu không có những yếu tố đó, bạn hoàn toàn có thể làm chính mình. Bạn chậm mà chắc, nhận ra những hạn chế của công việc và biết dừng đúng lúc, một tập thể cũng rất cần có những người như vậy.

6. Bạn có thể tập trung vào thế mạnh của mình, lãnh đạo thì không

Bạn không phải quản lý một nhóm nên bạn không cần phải quá quan tâm đến bức tranh toàn cảnh. Bạn có một điểm mạnh trong một lĩnh vực cụ thể, hãy tập trung vào khả năng đó. Chính nhờ có những người như bạn, một tập thể mới đạt được thành công nhanh chóng.

7. Làm gương cho người khác không hợp với bạn

Nói thế không có nghĩa là bạn nên xem thường tính kỷ luật của mình. Những nhà lãnh đạo thành công thường đề ra những quy tắc và làm gương để cấp dưới làm theo những quy tắc đó. Nếu bạn là người phóng khoáng, thích tự do thì điều này khó mà hợp với bạn.

8. Bạn có điểm yếu về giao tiếp

Chắc chắn những người thiếu thế mạnh nói trước đám đông hoặc thiếu sự kiên nhẫn lắng nghe khó có thể trở thành lãnh đạo. Có thể việc bạn không giỏi trình bày và lắng nghe cũng là một việc tốt, vì nó sẽ giúp bạn tập trung vào thế mạnh của mình hơn là chú ý đến những việc ngoài lề.

9. Nhìn xa trông rộng không phải là cách của bạn

Cuộc sống có 2 loại người, một là người có khả năng dự liệu mọi viễn cảnh trong thời gian xa, hai là người đảm bảo mọi thứ xảy ra trong thời gian ngắn trước mắt. Bạn là loại người thứ 2, chẳng sao cả! Hãy tự tin vì không phải ai cũng có thể dự liệu được chính xác mọi chuyện, hãy nắm lấy cơ hội trước mắt để thể hiện thật tốt thay vì cứ ngồi suy tính.

10. Thay vì tìm cách thúc đẩy mọi người, bạn tự tạo cảm hứng cho chính mình

Một kỹ năng cần thiết nữa của người lãnh đạo đó là truyền cảm hứng cho tập thể. Nhưng bạn chỉ có thể tự thúc đẩy bản thân vượt qua khó khăn và không cảm thấy tự nhiên khi làm điều đó với mọi người thì đừng gắng sức, bạn có thể sẽ tự làm hại mình đấy!

Dù là người dẫn dắt hay chỉ đi theo sau, bạn hoàn toàn có thể tạo ra sự khác biệt và chứng tỏ khả năng của mình. Nếu không thể gồng mình để trở thành người khác thì đừng quá cố gắng. Hãy tập trung và thể hiện tốt nhất công việc của mình, như thế là đủ để tập thể xem trọng bạn!

— HR Insider / VietnamWorks —

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers