adsads
shutterstock 1425205367
Lượt Xem 855

Chiến lược phát triển là gì?

Chiến lược phát triển (Tiếng anh: Development strategy) được hiểu là phương pháp, cách xử lý vấn đề chậm phát triển dựa trên một mô hình tăng trưởng nào đó.

Tùy thuộc vào tình hình thực tế của doanh nghiệp, chúng ta sẽ đưa ra chiến lược phát triển cho phù hợp. Hiện nay, có nhiều chiến lược phát triển khác nhau như: Chiến lược xuất khẩu, chiến lược tăng trưởng cân đối, chiến lược tự lực cánh sinh,…

Trong đó, chúng được chia làm 3 chiến lược phát triển cơ bản: 

  • Chiến lược gia tăng: Đây là cách tiếp cận dựa trên cơ sở, kết quả đã đề ra trước. Chiến lược này tuy phát triển chậm nhưng mang tính ổn định và vững chắc.
  • Chiến lược tiến hóa: Cách tiếp cận này không có kết quả dự tính trước nhưng mỗi bước đi đều được tính toán cẩn thận và là kết quả của bước trước đó. Đây cũng là chiến lược tiếp cận chậm nhưng mang tính ổn định. 
  • Chiến lược nhảy vọt: Khác với 2 chiến lược trên, đây là chiến lược mang tính nhảy vọt. Tất cả chuyển đổi đều được thông qua ngay lần tiếp cận đầu tiên. 

Chiến lược phát triển thị trường là gì?

Nhắc đến chiến lược phát triển không thể bỏ qua chiến lược phát triển thị trường. Đây là loại chiến lược bao gồm các hoạt động khác nhau kết hợp lại nhằm đưa ra sản phẩm/dịch vụ tiếp cận thị trường (khu vực địa lý) mới. Trong đó, chiến lược phát triển thị trường được áp dụng hiệu quả khi thỏa điều kiện sau:

– Doanh nghiệp có đủ nguồn lực mở rộng quy mô sản xuất. Điều này nhằm chắc chắn doanh nghiệp đáp ứng đủ nguồn hàng khi mở rộng thị trường. Mặt khác, doanh nghiệp phải có hệ thống phân phối và hoạt động Marketing hiệu quả. 

– Thị trường mới mà doanh nghiệp đang hướng tới chưa bị bão hòa. 

Chiến lược phát triển kinh tế là gì ?

Chiến lược phát triển kinh tế mang tầm vĩ mô hơn. Nó được hình thành dựa trên hệ thống các đánh giá, phân tích và chọn lọc thể hiện tầm nhìn, mục tiêu của quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Từ đó, chúng ta có thể vạch ra con đường phát triển và giải pháp để thực hiện mong muốn đề ra đó. Bản chất của chiến lược này là việc cân nhắc kỹ lưỡng chiến lược mang tính tổng quát và dài hạn. Nó được ví như lý tưởng mà doanh nghiệp theo đuổi trong suốt chặng đường phát triển của mình

Về hướng đi, chiến lược này cung cấp tầm nhìn của quá trình phát triển, nó vẽ ra bức tranh tổng thể của viễn cảnh mong muốn mà doanh nghiệp sẽ đạt tới. Chiến lược này sẽ vạch ra lộ trình cho suốt quá trình phát triển hướng tới đích đến cuối cùng bao gồm: mô hình phát triển, cơ chế vận hành. 

Trong hệ thống kế hoạch hóa phát triển, chiến lược kinh tế này có chức năng hướng dẫn tổng quát, làm cơ sở cho việc định hướng các nhiệm vụ mang tính từng mặt, từng thời điểm, từng khu vực đối với từng kế hoạch phát triển. Mặt khác, chiến lược phát triển kinh tế này giúp các nhà hoạch định chính sách trong công cuộc huy động vốn và phân bổ nguồn lực theo đúng mục tiêu. 

Chiến lược phát triển kinh tế được xét trên phạm vi tổng thể quốc gia, bao gồm: chiến lược phát triển kinh tế của cả nước; chiến lược phát triển ngành/lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân; chiến lược phát triển kinh tế của vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 

Chiến lược phát triển thương hiệu là gì ?

Ngày này, thuật ngữ “Chiến lược phát triển thương hiệu” không còn quá xa lạ với các doanh nghiệp. Chiến lược này được hiểu là cách xây dựng kế hoạch phát triển lâu dài của thương hiệu thông qua việc phát triển sản phẩm/dịch vụ định vị được trong lòng khách hàng. Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu là một bước đi quan trọng giúp khách hàng gây được ấn tượng trong lòng khách hàng. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng giúp doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Ngoài ra, nó còn là nền tảng vững chắc trong suốt quá trình chiếm lĩnh thị trường mục tiêu.

Hiện nay, tuy có nhiều doanh nghiệp tồn tại khi vẫn chưa thể xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu dài hạn. Nếu cách hoạt động này vẫn tiếp tục trong thời gian dài dễ dẫn đến các hoạt động không nhất quán. Từ đó, hình ảnh doanh nghiệp bị mờ nhạt, rất có thể chìm vào quên lãng. Trên thực tế, có không ít doanh nghiệp tạo được tiếng vang ban đầu rồi dần mất hút theo thời gian. Đó như hồi chuông cảnh báo đến nhiều doanh nghiệp và một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược phát triển thương hiệu.

Vậy xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu để làm gì?

  • Vạch ra con đường hoạt động đúng đắn cho doanh nghiệp. 
  • Tăng tính cạnh tranh so với đối thủ, từ đó làm chủ thị trường mục tiêu.
  • Định vị được thương hiệu trên thị trường và ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng.

Qua đó có thể thấy, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu ngay từ những ngày đầu tiên. Đó sẽ là nền tảng vững chắc để doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển sau này. Bởi muốn tồn tại, không có cách nào khác ngoài việc tạo sự khác biệt và thu hút khách hàng mục tiêu. 

Hiện nay, việc xây dựng các chiến lược phát triển như bước tiền đề và không thể thiếu ở mỗi doanh nghiệp. Mỗi chiến lược nhìn đơn giản nhưng phải mất nhiều thời gian và công sức thu thập, xử lý một lượng lớn thông tin để cho ra kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, trong thời buổi kinh doanh khốc liệt như hiện nay, để tránh khỏi mối đe dọa, doanh nghiệp cần tìm hiểu và đưa ra chiến lược phát triển phù hợp cho doanh nghiệp mình. 

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Đừng quên chia sẻ cho mọi người bài viết trên nhé.

 

>> Xem thêm: Chốn công sở: Cách đối phó với đồng nghiệp không chịu hợp tác

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers