adsads
Untitled design 12
Lượt Xem 1 K

Đừng im lặng hay có suy nghĩ rằng “thôi không sao” bởi mọi thứ có thể thay đổi nếu chúng ta biết cách.

 

Học cách thích nghi với công việc mới

Bởi vì biết đâu, đó chính là thử thách mà cấp trên muốn “gửi” đến bạn.

Nếu tình trạng mới bắt đầu, chúng ta nên học cách thích nghi với công việc mới. Với nhân sự mới toanh, cấp trên thường chưa vội vàng giao ngay những việc mang tính chất quan trọng khiến đôi khi khiến bạn nhầm tưởng rằng mình không được làm đúng chuyên môn hoặc không được tin tưởng. Muốn tiến đến những công việc khó hơn, quan trọng hơn, hãy làm tốt những điều được giao hiện tại.

Hơn thế nữa, mỗi việc đều mang đến những kỹ năng nghiệp vụ và cả kỹ năng mềm nhất định. Vì thế, cứ thử làm và cố gắng làm hết sức. Biết đâu đó chính là bài toán mà sếp muốn bạn giải, đồng thời làm quen với công việc trước khi bắt đầu nhiều việc khác.

 

Trao đổi thẳng thắn

LÀM SAO ĐỂ “TỰ TIN KHOE CÁ TÍNH” KHI BỊ GIỚI HẠN BỞI CÔNG VIỆC?

Tất nhiên là với sếp hoặc người quản lý công việc trực tiếp của bạn. Nếu đã đi làm trong thời gian khá dài những vẫn không được làm công việc đúng chuyên môn, không có nhiều cơ hội để được bung thế mạnh, tệ hơn là thậm chí bạn còn không biết rõ mình đang có đóng góp cụ thể nào cho sự phát triển chung của phòng ban/ công ty. Vậy thì đó thực sự là vấn đề và cần phải trao đổi thẳng thắn.

Tuy nhiên, đừng vội vàng đòi hỏi rằng: Tôi muốn được làm công việc này hay Tại sao anh/ chị không giao cho tôi công việc kia và thậm chí là Tôi muốn nghỉ. Thay vào đó, hãy bày tỏ rằng bạn đang cảm thấy công việc đang đảm nhận chưa đúng định hướng, chưa đúng mô tả công việc như thỏa thuận và trình bày nguyện vọng của mình. Chắc chắn rằng khi bày tỏ, cấp trên sẽ mang đến sự thay đổi hoặc ít nhất là có sự lý giải chi tiết để bạn nhìn rõ vấn đề hơn.

Nhưng hãy chắc chắn rằng bản thân bạn đã làm tốt những công việc hiện tại và bạn đủ khả năng để làm những việc khác nữa. Như thế, cuộc trao đổi sẽ dễ có được kết quả tích cực như bạn mong đợi.

Còn không, hãy mạnh dạn chuyển đến phương án cuối cùng…

 

Thay đổi công việc

“Cánh cửa này khép lại, cánh cửa khác mở ra” chính là câu nói dành cho tình cảnh của bạn lúc này. Những nguyện vọng thay đổi của bạn không có hiệu lực, bạn tiếp tục phải làm những việc khiến cho các thế mạnh của bạn có khả năng bị “mòn” trong khi bản thân cũng không tiếp thu được điều gì mới mẻ từ công việc đó, hay bạn cảm thấy tù túng, bí bách, bị hạn chế trong chính môi trường làm viêc của mình, khả năng phát triển rất mờ mịt… Vậy hãy can đảm tìm một điều mới mà bạn cho rằng sẽ giúp mình phát triển tốt hơn.

Nhưng, đừng tìm việc một cách “mù quáng” và qua loa nữa. Thay vào đó, cần rút kinh nghiệm để tìm hiểu thật kỹ về môi trường làm việc. Đặc biệt hãy trao đổi kỹ lưỡng về JD và nguyện vọng của bạn để nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn có thể làm gì và muốn được phát triển như thế nào.

Đừng để bản thân bị giới hạn và cũng đừng vội thỏa hiệp với điều khiến bạn bị giới hạn. Một công việc tốt khoan hãy bàn đến lương tốt, nó nên giúp trau dồi thêm nhiều kiến thức hay, kỹ năng tốt và có triển vọng phát triển đường dài. Và hành trình đi tìm nó, phụ thuộc vào khả năng thích nghi cũng như bản lĩnh của chính bạn.

 

— HR Insider — 
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers